PHẦN THỨ HAI: MỘT SỐ DANH NHÂN HỌ PHAN TỪ TRIỀU TRẦN LÊ ĐẾN NGÀY NAY

 

Trang trước

CHƯƠNG IV
THỜI TRẦN LÊ ĐẾN
NGUYỄN TÂY SƠN

PHAN TẤT THÔNG
(1532 - 1604)
Thám hoa - Hòa Mỹ hầu

Ông Phan Tất Thông hiệu là Ðĩnh Khê tiên sinh, sinh năm Nhân Thìn (1532) tạik Hạ Thành, huyện Ðông Thành (Hoa Thành, Yên Thành) tỉnh Nghệ An, ông là cháu 7 đời Phan Tất Diễn tránh loạn Hồ Quý Ly vào Ðông Thành khoảng năm 1400. Cha ông là Phan Tất Lương, tự Ðạo Hành, hiệu là Ðàm Khê tiên sinh, đậu cử nhân làm huấn đạo phủ Tư Nghĩa, ông là Phan Tất Hành tự là Doãn Trung đậu Hoành từ, làm quan đời Trịnh Kiểm chức Thừa chánh sứ Thuận Hóa, được phong Ðông các học sĩ, Hiệp biện học sĩ. Năm Thiên hữu (1577 - 1558) đời Lê Anh Tông được phong Ðặc tiến kim tử Vinh Lộc đại phu hộ quốc thượng trụ Lễ bộ đại thần Ðường lộc hầu, thọ 80 tuổi.

Ông Phan Tất Thông là người thông minh học giỏi, năm Canh Tuất (1550) đậu Hương cống, năm Giáp Thìn, niên hiệu Thuận Bình thứ 6 (1554) vua Lê Trang Tông mở chế khoa tại Yên Trường (Thanh Hóa) chọn người tài giỏi giúp nước. Ông Phan Tất Thông đậu đệ nhất giáp chế khoa xuất thân tức là Thám hoa. Khoa này đệ nhất giáp đỗ 5 người, đệ nhị giáp chế khoa xuất thân tức tiến sĩ đỗ 8 người. Sau đó ông được bổ dụng Ðông các Hàn lâm viện.

Lúc này nhà Lê Trung Hưng đương mở rộng cuộc tiến công chống đánh nhà Mạc, với chí hướng phù Lê diệt Mạc, ông đã dày công nghiên cứu các sách về binh thư binh pháp để mong phù trợ Lê Triều, nên ôngđã chuyển sang làm Binh bộ thị lang. Lúc tướng Mạc là Nguyễn Quyện luôn luôn vào quấy phá vùng Nghệ An ông đã làm tham mưu giúp đỡ các tướng Trịnh Mô (Tấn quận công) Phan Hoằng Tích (lai quận công) vào đánh Nghệ An, như trận 1572 lúc Mạc Kính Ðiển vào Cửa Cồn,Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, ông vạch mưu lợi dụng địa thế núi sông hiểm trở, cây cối rập rạp, đặt phục binh lừa cho quân địch đánh đuổi quân ta đến chỗ mai phục, bị quân ta đổ ra đánh, Kính Ðiển thua chạy phải rút về thăng Long.

Hoặc như trận 1575, ông làm tham mưu cho Tân Quận công, trong trận đánh ở Thanh Chương, trên dòng sông Lam, Nguyễn Quyện tướng nhà Mạc định rút quân về Sa Nam để nghỉ ngơi và chỉnh đốn quân ngũ, lợi dụng đêm thanh để rút quân. Nhận định tình hình, ông đã bàn mưu với chủ tướng lợi dụng địa thế núi Ngọc Sơn (Rú Nguộc) đặt phục binh cả trên bộ và dưới thủy, đợi lúc quân Nguyễn Quyện qua đó thì đổ ra đánh, trên núi bắn xuống, quân thủy bao vây, quân địch chết hơn vài trăm người. Bị trúng kế, Nguyễn Quyện liền thúc quân chạy thục mạng đến Thái Lão (Hưng Nguyên) lại bị tấn Quận Công truy kích, phải chạy ra cửa Hội để về Bắc.

Năm Quang Hưng thứ 3 (1580) xét công lao tài đức mưu lược của Phan Tất Thông, vua Lê đã phong cho ông: "Ðặc tiền Kim Tử Vinh Lộc đại phu, phụ quốc thượng tướng quân Binh bộ thị lang Hòa mỹ hầu". Năm 1592 sau khi thắng nhà Mạc, vua Lê dời đô ra Thăng Long (1593), ông được nhà vua giao vào Thanh Hóa làm "Thanh Hóa xứ tán trị thừa chính sứ ty "Thanh Hóa là vùng chiến sự, nhân dân xiên tán, ruộng đất làng mạc, nhiều vùng hoang phế điêu tàn, đến đây ông đã giải quyết dần dần cho nhân dân hồi phục, ổn định lại cuộc sống, được nhân dân khâm phục gọi ông là "Ðại thái".

Khoảng từ 1596-1597, quân Minh lại có ý dòm ngó vùng đất biên giới nước ta ở phía Bắc, ông Phan Tất Thông lại được triệu về kinh ở Thăng Long làm "thiết bảo" sắp đặt kế hoạch giấy tờ để giao thiệp với nhà Minh.

Trải qua 4 triều vua, ông xin được nghỉ vì tuổi già sức yếu, vua Lê KínhTông năm 1603 chuẩn y và cấp cho vùng núi Ðời Sơn ở quê nhà làm lộc điền (nay thuộc xã Văn Thành, huyện Yên Thành), nhưng chưa kịp hưởng lộc vua, ông đã qua đời vào ngày 17 tháng 8 năm Giáp Thìn (1604) tại quê nhà.

Nay mộ chôn ở núi Ðồi Sơn. Nhà thờ ông ở Hoa Thành, đã được công nhận di tích văn hóa kịch sử (quyết định số 188 ngày 13-2-1595).


PHAN KÍNH
(1715-1761)
Ðình Nguyên thám hoa - Anh nghị đại vương

Ông Phan Kính (cũng đọc là Phan Cảnh ) sinh ngày 12 tháng 11 năm ất Mùi (6-12-1715) tại làng Vĩnh Gia, xã Lai Thạch, huyện La Sơn (nay là xã Song Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), Ông sinh ra trong một nhà nho nghèo, nhưng ông có chí học tập, học với cha, sau học với cậu, nổi tiếng thần đồng, 6 tuổi học thuộc và viết lại được quyền "Thiên gia thi", 8 tuổi đỗ đầu kỳ sát hạch trường Tổng với bài thơ thất ngôn trong đó có câu:

"Ðệ nhất hoa huân thâm hoán tưởng - Khả tam sự nghiệp đốc tư duy"

Tạm dịch:

Nhất lập huân công lòng nổi dậy - Ba kỳ sự nghiệp chí vươn lên.

Sau nhờ cậu giúp cho lên tỉnh học, rồi gửi ra Thăng Long học tiếp với các bậc danh nho.

Năm ất Mão 1735, 21 tuổi theo lệ Phan Kính về thi trường Nghệ An đậu cử nhân.

Cụ Nguyễn Danh Nho trọng tài đức bèn gả con gái là Nguyễn Thị Dinh, chị La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp người làng Nguyệt Ao cùng tổng.

Năm 1734, ông 28 tuổi thi hội đỗ tiến sĩ đứng thứ nhất. Sau khi thi đình, bài thi của Phan Kính được vua Lê Hiển Tông ngự phê: "Quý hội khoa, đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ tam danh Phan Kính La Sơn huyện, Lai Thạch xã lam sinh" (lam sinh là học trò nghèo) tức là thám hoa cao nhất, vì khoa này không lấy trạng nguyên Bảng Nhãn.

Sau đó năm 1745, ông được bổ nhiệm đi kinh lý Nghệ An với chức vụ Tuyên uý phó sứ. Năm 1748 ông lại được cử đi làm chức Hiệp đồng trấn Sơn Tây, hợp sức với chủ tướng Hoàng Ngũ Phúc, một danh tướng của triều đình cử lên trọng nhiệm để dẹp loạn cuộc nổi dậy của Quận Hẻo NguyễnDanh Phương. Hoàng Ngũ Phúc giao ông phụ trách các miền thượng đạo, ông dùng chính sách chiêu an để thuyết phục được một số người cầm đầu, mặt khác ông xin triều đình cho giảm tô thuế để họ được yên phận làm ăn, dần dần trấn này được yên ổn.

Tuy dân tình thì đói mà ngân sách không đủ, ông xin triều đình cho phép mở xưởng đúc tiền Cản Hưng năm Kỷ Tỵ (1749) đến năm Tần Vị (1751) ở Sơn Tây để chi phí cho việc quân 18 đạo quân và nhân dân trong cả nước, tính ra gần 3 năm đó đã đúc được 1 vạ quan tiền. Sau đó chúa Trịnh Doanh đã sai ông chọn lấy một số người trong xưởng đúc tiền, có học hành và có tay nghề giỏi đưa về kinh đô Thăng Long mở trường dạy nghề đúc tiền tại Trung Sa.

Ông làm Ðốc đồng trấn Sơn Tây 3 năm, 1751 ông lại được điều động làm tham mưu trong ban chỉ huy dẹp cuộc nổi dậy của thủ lĩnh Tương ở miền Tây. Ban chỉ huy có Ðàm Xuân Vực làm thống lĩnh, Nguyễn Nghiễm (cha Nguyễn Du) làm tán lý, cùng quê ở Ðức Quang, Hà Tĩnh. Cuộc dẹp loạn đã thành công lớn, thủ lĩnh Tương bị giết, cả 3 ông được trọng thưởng. Phan Kính được thăng Ðông Các học sĩ và cử về làm Ðốc đồng Thanh Hóa. ở đấy ông cũng xin được giảm hoặc miễn thuế cho dân, được điều đình chấp thuận, lúc này ông xin nghỉ phép về quê nhà (1755) tu sửa từ đường và soạn văn bia nói về thế phổ. Sang năm sau ông lại được bổ về làm Ðốc thị Nghệ An, nhưng được 2 năm ông cùng Ðốc đồng Nguyễn Kỳ bị biếm chức vì can gián nhà vua về giảm binh ngạch, giảm thuế cho dân.

Tuy vậy, sang năm sau (1759), Phan Kính lại được chúa Trịnh Doanh cử lên làm Ðốc đồng Tuyên Quang. ở đây ông chăm lo cho nhân dân miền núi trồng trọt, chăn nuôi, cải thiện sinh hoạt, ổn định an dân. Theo yêu cầu của nhà Thanh được triều đình ta đồng ý, ông đem 400 quân lên kết hợp với tổng đốc tỉnh Vân Nam đánh dẹp bọn phỉ quấy phá vùng biên giới hai nước. Ông cùng quan chức nhà Thanh khảo sát lại biên giới, dựng các cột mốc giới hạn 2 nước đã bị đổ nát, lập các đồn trú phòng ở các cửa khẩu để nhân dân đi lại thuận tiện. Kỷ cương miền biên giới được khôi phục, nhân dân yên ổn làm ăn.

Qua việc giao thiệp với sứ bộ nhà Thanh, Phan Kính làm quen với viên Tham phủ họ Hoa cũng đậu Thám hoa năm Quý Hợi (1743) triều Thanh. Hai bên để lại nhiều thơ văn xướng họa, thể hiện tình bang giao sâu đậm giữa văn nhân 2 nước. Vua nhà Thanh đã biết tài của ông Phan Kính nên đã phong cho ông là "Lưỡng quốc đình nguyên Thám Hoa" ban tặng ông một áo gấm màu vàng (cẩm bào) và một bức trướng ghi dòng chữ: "Thiên triều đặc tứ, Bắc đầu dị nam, nhất nhân nhi dĩ" (Thiên triều đặc ban, phía nam bắc đầu, chỉ một người thôi), hiện nay con cháu còn cất giữ tại từ đường ở Song Lộc.

Ông đương làm Ðốc đồng Tuyên Quang, nhưng lại tiếp tục giao kiêm chức tham mưu nhưng vụ đạo Hưng Hóa, tại đây có việc bạo loạn của một thủ lĩnh tên là Thành, Phan Kính đã cùng quan quần thuộc hạ liên tiếp tấn công, đến tháng 9 thì bắt được tên Thành giải về kinh trị tội, từ đó Hưng Hòa được yên.

Trải qua nhiều gian lao vất vả, lại nhướng chướng khí nơi biên ải, ông lâm bệnh nặng và qua đời tại quân doanh Hưng Hóa ngày 8 tháng 6 năm Tân Tỵ (7-7-1961) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 22 hưởng thọ 46 tuổi. Thi hài ông được chuyển về Thăng Long. Vua Lê Hiển Tông và Minh Ðô Vương Trịnh Doanh viết trướng phúng viếng: "Lương đồ văn hữu vũ, vạn lý hiểm vĩ di" (hai đường kiêm văn võ, vạn dặm hiểm lại bình). Triều đình ban tên thụy là Trung Hiền, truy tặng chức: Hữu thị lang Bộ hình, tước Quý dương bá, giao cho quan bộ lễ hộ tống linh cữu về táng tại quê nhà.

Năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783) Vua Lê Hiển Tông phong sắc cho ông là "Thành hoàng hiệu Anh Nghị Ðại Vương" để ghi nhớ công lao nội trị và ngoại giao của Thám hoa Phan Kính.

Về tác phẩm, ông là tác giả nhiều bài thơ chữ Hán: Kinh truyện tự sự, Dĩ trực thi tập, Vịnh cổ thái lão, Vĩnh gia Thám hoa Phan Kính truyện, Phan Kính hội đình thi văn. Thơ văn ông nổi danh thế kỷ XVIII.

Ðền thờ ông tại xã Song Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đã xếp hạng di tích lịch sử (quyết định Bộ Văn hóa số 776 ngày 23-6-1992).

Thơ văn của ông đã được in vào quyển "Phan Kính con người và sự nghiệp (55PK) xuất bản 1994. Xin trích một vài bài:

Dạ bạc Thần Phù hải khấu
Hổ phách hi vi thần ảnh trầm
Lữ hoài hương tứ lưỡng nan câm (cấm)
Hoa phong động khẩu nhân khai lạc
Triều khiết phong yêu tự thiền thâm
Nhất hoạn phong trần thùy tự ngã
Trùng lai sơn thủy tích do câm (kim)
Như hà triều thị năng tuyền thạch
Nghị hướng Từ lang đạo thử tâm.

Viện Hán Nôm dịch:

Ðêm đậu thuyền ở cửa Thần Phù
Bóng thỏ lờ mờ lẫn bóng mây
Tình quê dạ khách khó khoa khuây
Hoa đầy cửa động khai rồi rụng
Triều ngập sườn non cạn lại đầy.
Gió bụi cảnh ai như cảnh mỗ
Núi sông ngày trước vẫn ngày này
Ước gì triều thị kiêm rừng suối
Muốn tới từ lang ngỏ ý này.

Bài thơ tặng quan nhà Thanh lúc dẹp giặc biên giới:

Gia tại Hoan Châu vạn lý thiên
Ngẫu phùng Trung hạ ngọc đường tiên
Sĩ đồ cọng bộ vân gian nguyệt
Vũ phục đồng phi lĩnh biểu yên
Tạm cổ điểu lôi khu phục mãng
Tái dân thời vũ thiếp duyên biên
Thiền nhan tướng tại binh nhung hậu
Cảnh cảnh tình hoài dật thốn tiền.

Mai Xuân Hải dịch:

Nhảơ Hoan Châu vạn dặm xa,
Bỗng dưng được gặp khách Trung Hoa
Ngắm trăng có bạn tôi cùng bác,
Tiểu phỉ giờ đây bác vẫn là
Trống trận nổi vang yên giặc cỏ,
Trống trận nổi vang yên giặc cỏ,
Mưa hòa thấm đượm tôi cùng bác.
Xương họa ngâm thơ giữa tiệc hoa.

Khoảng thập kỷ 40 thế kỷ 18, Ðặng Trần Côn, tác giả Chinh phụ ngâm có viết thơ mời Phan Kính từ Lai Thạch ra chơi xuân. Trong thư có đoạn ca ngợi Phan Kính như sau:

"... Nuốt dài ba đảo, học sâu như biển, Kình nghe vũng vẫy trận văn, lời sắc hơn dao, phù dung tơi bời ngọn bút. Nhạc chi để trụ, họ tên Tư mã cả thành hay, đâu phải đáp đàn, thơ phú dọc ngang ai cũng quý. Tình vừa đắm thắm vật vốn thanh cao, người với văn chương, cũng tài lỗi lạc" (Tài liệu do cháu 8 đời Phan Xuân Khoáng cấp).


PHAN HUY CẬN
(1733-1800)
Hội nguyên tiến sĩ

Ông Phan Huy Cận sau đổi tên là Huy áng, hiệu là Chân Trai, người làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc trấn Nghệ An, nay là xã Thạch Châu, huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh dời ra cư trú ở làng Thuỵ Khê, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Ông là cha Phan Huy ích, Phan Huy Ôn, và là ông nội của Phan Huy Thực, Phan Huy Chú... một dòng họ có nhiều người đỗ đạt làm quan.

Phan Huy Cận nổi tiéng thông minh từ thuở nhỏ ông là một học trò của các cụ Ðỗ Huy Kỳ, Nhữ Ðình Toản được các thầy khen ngợi, thi hương đỗ Giải nguyên, thi hội năm 22 tuổi, đỗ Hội nguyên đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Tuất niên hiệu Cảnh Hưng 15 (1875) đời Lê Hiển Tông.

Ðược cử làm quan giữ nhiều chức vụ ở nhêìu nơi Hiển sát sứ Hải Dương, tham khổn Kinh bắc, Ðốc đồng Ðông Hải (Quảng Bình), đốc thị Thuận Hóa. Trở về triều, ông giữ các chức thị lang Bộ Công, Bộ Binh Giảng quan Quốc Tử Giám, đến 65 tuổi về hưu được nhà vua thăng Công bộ tả thị lang. Sau này Chiêu Thống còn mời ông ra làm quan tham tụng và tổng quốc sử, nhưng ông đều từ chối về nghỉ ở ấp Yên Sơn, xã Thụy Khê.

Phan Huy Cận đã biểu lộ một tài năng, chính sự xuất sắc và một đạo đức công minh, liêm khiết, khiến người đời thường kính phục. Những trách nhiệm được giao ở các trấn đều hoàn thành đầy đủ, không phiền nhiễu đến dân, giữ được chỉnh tích tốt. Hồi trấn giữ Ðồn Ðông Hải ông chỉ có vài trăm quân mà đã bố trí trận địa, khiến địch đã thất cơ, ông thuyết phục được chúng về hàng lập công xuất sắc.

Thời kỳ ông mới về triều, vì ngay thẳng không chịu qụy lụy Ðỗ Thế Giai, nên bị thải về. Ông trở về quê mở trường dạy học, sống trong cảnh nghèo túng, nhưng không hề băn khoăn hay oán vong. Thấy ông cùng túng, nhiều bạn bè đã tới an ủi, Phan Huy Cận đã trả lời một câu nổi tiếng: "Cứ giữ lòng thênh thang thì cũng hay đạt, cần gì phải hỏi tạo hóa". Phẩm chất này khiến mọi người kính phục. Nguyễn Bá Lân đã yêu cầu Chúa Trịnh phải mời ông trở lại.

Phan Huy Cận không để lại tập thơ vào nào trọn vẹn. Chép chuyện của ông, người con trai của ông là Phan Huy Ôn nói rằng: Binh nhật không có duyên cớ gì thì ông không làm văn thơ. Ông chỉ có đôi câu đối dán cạnh chỗ ngồi để tỏ ý chí mình. Dịch như sau: Gõ bánh lái giữa dòng, nhường để người nay giàu đảm lược. ẩn mình nơi khe núi, hãy cùng các cụ tĩnh nhàn du.

Dòng họ Phan Huy sau này nhiều nhà thơ văn xuất sắc đều có ảnh hưởng giáo dục mở đầu của con người tài sao và đức trọng này.

65 tuổi xin về trí sĩ và mất tại quê mới (1800) thọ 68 tuổi.


PHAN LÊ THIÊN  (a)
(1735 -1798)
Tiến sĩ

Phan Lê Phiên sau đổi là Trọng Phiên, là hậu duệ dòng họ Phan Phu Tiên, sinh ngày mồng 3 tháng 5 năm ất Mão niên hiệu Long Ðức thứ tư (1735) tại làng Ðông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Năm 23 tuổi đỗ Ðệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Ðinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 18 (1757) đời Lê Hiển Tông. Ông ra làm quan trong thời kỳ nước ta trải qua nhiều biến động lớn về chính trị của các Vương triều, nên cuộc đời về hoan lộ của ông cũng chịu ảnh hưởng trải quan nhiêu uẩn khúc lâm ly. Sau khi thi đỗ, ông được bổ dụng chức thiếu doãn thăng thụ chức Hàn lâm hiệu thảo 1757. Năm 1760, là Ðốc đồng phu phủ Cao bằng, nhưng 3 tháng bị vu cáo phải triệu về kinh hậu tra. Năm 1762 làm giám sát ngự sử Nghệ An, rồi làm Trấn thủ Bình Nam (Ninh Bình - Nam Ðịnh). Năm 1768 làm tánlý đi cùng thống lãnh Nguyễn Ðình Huấn đem quân vào Thanh Hóa để tiễu trừ Hoàng Công Chất đã chiếm 10 châu quấy phá vùng Hưng Hóa và Thanh Hóa.

Năm 1774 làm tùy tòng Bình Nam vương tướng quân vào đánh Thuận Hóa đánh chiếm thành Phú Xuân của chúa Nguyễn, sau đó tiến đánh vào đến Quảng Nam, rồi lưu lại làm án phủ Thuận Hóa lo việc quân lương, năm 1776 làm tán lý đạo Thuận Quảng và Hiệp Trấn phủ Thuận Hóa. Nhưng rồi bị bệnh phải triệu về kinh.

Về kinh tháng 12 lĩnh chức Nhập thi bồi tụng, Công bộ hữu thị lang. Năm 1778 thăng chức Hình bộ Hữu thị lang, rồi chức Tham Tụng, 1779 Hộ bộ Tả Thị lang nhập thị kinh diên tri Ðông Các tri Hàn Lâm viện, 1780 Tri Quốc Tử Giám, 1781 phụng sai bảo vệ thế tử Trịnh Cán là con thứ Trịnh Sâm và Ðặng Thị Huệ, Trịnh Sâm mất 13-9 giờ tuất, Trịnh Cán phụng chỉ lên ngôi là Ðiện Ðô Vương.

Tình hình rối loạn, ngày 25 tháng 10, quân lính đưa Trịnh Khải con cả lên thay nghiệp chúa là Ðoan Nam Vương giết chết Huy Quận công và nhiều vị khác nhà cửa bị tàn phá. Ông xin giải quyền về quê.

Sau đó năm 1784 làm Ðốc trấn phủ Cao Bằng nhưng ông xin nghỉ ở nhà.

Năm 1786 lúc Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh, ông nhận khâm phụng hoàng thượng, Vua Lê Cảnh Hưng (thứ 47) phò triều, có ra trình diện Thượng công Nguyễn Huệ nhưng không nhận quan tước, sau đó Nguyễn Huệ về Nam, Yên Ðô Vương Trinh Quế (Bồng) trở lại ngôi chúa, xin vua ban ông chức Tham tụng bình chương sự nhưng ông thác bệnh không coi việc được, xin về quê.

Năm Ðinh Mùi (1787) Chiêu Thống năm 1. Ông lại được triệu vào triều ban chức kiêm tri Ðông các, Binh bộ thượng thư Bình chương sự - Tứ Xuyên hầu. Sau đó Nguyễn Hữu Chỉnh bị Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống bỏ chạy sang phía Bắc, ông chạy lánh về phía tây ở huyện An Sơn, làng Bát Lạm.

Vua Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc cầu cứu nhà Thanh, ông không theo. Ðến lúc quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị đưa vua Lê Chiêu Thống về Thăng Long, ông không theo vua bị giáng chức kể các quan nào không theo vua.

Năm 1789 vua Quang Trung đánh đuổi quân Thanh, Lê Chiêu Thống cũng trốn chạy sang Trung Quốc, ông lánh về ở xã Thượng Thụy, tháng 4 trở về quê, vua Quang Trung trở về Phú Xuân hạ chiếu cho chư thần đều tùy theo chí hướng, ông mới yên tâm ở lại quê nhà dạy dỗ con cháu, lấy sách vở và tản bộ nơi thôn dã, tìm đất phong thủy làm vui.

Nam Mậu Ngọ 1798, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 7, ông qua đời ở nhà vào giờ sửu ngày 19 tháng 2, Mộ chôn ở Na Nông trong xã Ðông Ngạc. Ông là một nhà nho, sống liêm khiết giản dị, không xu nịnh, giữ bản chất tốt đẹp thoe đạo lý để lại cho con cháu về sau.

Tác phẩm có: Càn nguyên thi tập, Cao Bằng lục - Ðại Việt lịch triều Ðăng khoa lục - Phan thị gia phả.


PHAN HUY ÍCH
(1750-1822)
Hội nguyên tiến sĩ

Phan Huy ích tự là Dụ Am, sinh 1750 là con đầu Phan Huy Cận gốc từ xã Thu Hoạch huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh, dời ra làng Thụy Khê tổng Lật Sài, huyện An Sơn tỉnh Sơn Tây (làng Sài Sơn cũng gọi là làng Thầy, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây). Vợ ông là bà Ngô Thị Thục con thầy học Ngô Thì Sĩ và là em gái Ngô Thì Nhậm.

Gia đình ông cả 3 cha con đều đỗ đại khoa dưới triều Lê Trịnh. Ông đỗ Hội nguyên Tiến sĩ năm Cảnh Hưng 36 khoa ất Mùi (1775).

Năm 1774 thành Phú Xuân đã ở dưới quyền chúa Trịnh. Tháng 9/1975, Tây Sơn Nguyễn Nhạc sai sứ cống phương vật và xin cầu phong. Ông Phan Huy ích sau khi đỗ thì chúa Trịnh Sâm sai ông đưa ấn kiếm vào Quảng Nam phong cho Nguyễn Nhạc tước Cung quận công, nhưng khi vào đến Phú Xuân, tướng Phạm Ngô Cầu trấn giữ Phú Xuân cản giữ ông lại, sai Nguyễn Hữu Chỉnh đi vào Quảng Nam phong cho Nguyễn Nhạc.

Khi về, Phan Huy ích được bổ dụng Ðốc Ðồng Thanh Hóa, rồi lại về kinh làm Phủ Liêu ở Phiên Hình. Năm 1782 Trịnh Sâm chết. Ðặng Thị Huệ mưu lập con mình là Trịnh Cán phê bỏ con trưởng là Trịnh Tông (Khải) dẫn đến loạn kiêu binh nổi lên giành lại ngôi vương cho Trịnh Tông. Ngô Thì Nhậm có dự vào việc phò Trịnh Cán, nên khi Tông lên thì Ngô Thì Nhậm phải trốn. Phan Huy ích cũng hiềm nghi, song cuối năm 1785 ông được bổ chức hiển sát Thanh Hóa.

Năm 1786 Nguyễn Huệ ra bắc diệt Trịnh phù Lê, sau khi Nguyễn Huệ về Nam thì ở Bắc Trịnh Bồng lại lên làm chúa tức là Yến Ðô Vương. Yến Ðô Vương cử Phan Huy ích làm tán ly việc quân ở Thanh Nghệ để đương đầu với Nguyễn Hữu Chỉnh ở Nghệ An. Khi Chỉnh kéo quân ra đánh nhau với Phan Huy ích ở bến đò Hào (đò Ghép). ích thua bị Chỉnh bắt, Nguyễn Hữu Chỉnh lại dùng ông và bổ nhiệm ông làm chức Hàn Lâm thừa chỉ (1787).

Cuối năm 1787, quân Tây Sơn do Vũ Văn Nhậm thống lĩnhquân ra bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh đuổi vua Lê, ông lại phải một phen ẩn tránh.

Năm 1788. Nguyễn Huệ tự đem quân ra Bắc giết Vũ Văn Nhậm, chiếm giữ Bắc Hà, viên bí thư là Trần Văn Kỷ mời ông và Ngô Thì Nhậm ra giúp viẹc triều mới, ông nhận lời và vào Phú Xuân dự bị lễ tiễn tôn, vua Quang Trung, ông được vua Quang Trung Nguyễn Huệ trọng đại và ban tước hầu, phong chức Thị lang Bộ Hình, rồi sai ra Bắc Thành coi việc đáp ứng với nhà Thành. Nhưng cuối năm ấy, Tôn Sĩ Nghị đem 20 vạn quân từ Lưỡng Quảng vào xâm chiếm nước ta dưới danh nghĩa phò vua Lê Chiêu Thống về Thăng Long. Lê Chiêu Thống ra lệnh trừng phạt các bầy tôi theo Tây Sơn. Ông và Ngô Thì Nhậm bị xóa tên ở sổ Tiến sĩ và bị tầm nã. Ông phải ẩn lánh ở thôn quê cho đến lúc vua Quang Trung đại phá quân Thanh ra khỏi Bắc Hà, Lê Chiêu Thống cũng chạy theo sang Trung Quốc (1789) ông lại được triệu ra Thăng Long cùng với Ngô Thì Nhậm lo việc từ chương giao thiệp với Tổng đốc lưỡng Quảng mới là Phúc Khang An.

Ðến năm 1790, vua Càn Long ăn mừng lễ thọ 80 tuổi, Quang Trung sai 2 ông hộ vệ vua Quang Trung giả sang mừng thọ, sứ bộ đi từ 15-4 âm lịch, 11 tháng 7 đến Nhiệt Hà Mãn Châu bệ kiến vua Càn Long, 22 tháng 8 ra về, tháng 11 đến Nam Quan, kết quả cuộc hành trình không những làm vững thế hòa bình giữa 2 nước, mà còn làm cho người Thanh phải phục trình độ học thuật và ứng đối của người Việt.

Mùa hè năm 1792 ông được thăng chức Thị trung ngự sử ở Tòa nội các. Tháng 7 năm ấy, vua Quang Trung mất, ông sung vào việc đón sứ Thanh sang đây rồi tiễn đưa Ngô Thì Nhậm lên đường đi sứ lần thứ (1793).

Trong đời vua Cảnh Thịnh, ông vẫn giữ chức trung ngự sử nội các.

Năm 1797 Bắc cung Vũ Hoàng Thái hậu tức công chúa Ngọc Hân vợ qua Quang Trung mất, chính ông đã thảo các bài văn tế nôm cho Cảnh Thịnh và các con.

Tháng 6 năm Kỷ Mùi (1799) quân Nguyễn ánh Qui Nhơn, Cảnh Thịnh tự đem quân vào cứu, Phan Huy ích đi theo. Nhưng lúc đi theo. Nhưng đến sông Trà Khúc, nghe tin thành mất, hai tướng Trần Quang Diệu, và Vũ Văn Dũng được lưu lại giữ vùng Quảng Ngãi, Cảnh Thịnh nghe lời bọn Lê Văn ứng, giết chết tướng giữ thành Quy Nhơn và đại thần Lê Văn Huấn. Trần Văn Ký đổi tội mất Quy Nhơn cho Quang Diệu, giả viết .... bảo Văn Dũng giết Quang Diệu. Văn Dũng không nghe lệnh, cùng Quang Diệu kéo quân về định giết Văn Dũng và Văn Ký. Ông được lệnh làm bài dụ 2 tướng, đưa dinh hòa giải, hai tướng đều nghe.

Tháng 5-1800, Phú Xuân thất thủ. Cảnh Thịnh ra Bắc Thành. Lúc này ông được cất lên chức Thượng thư bộ lễ. Ông theo Cảnh Thịnh vào chống quân chúa Nguyễn ở sông Gianh, bị thua, quân tan ông chạy về Bắc, Quang Toản đổi niên hiệu là Bảo hưng (1801-1802) lập đàn tế Nam Giao ở Ðống đa, tế địa kỳ ở Ðàn Phương Trạch.

Khi quân chúa Nguyễn ra lấy Bắc thành, ông cùng với Ngô Thì Nhậm trốn tránh.

Thời Nguyễn, lúc Gia Long lên ngôi, với chính sách khoan hồng của triều mới với nho thần Tây Sơn, ông và Ngô Thì Nhậm ra hàng được tha tội chết và giao về Bắc Thành khu xử. Tháng 2 năm Quý Hợi (1803) các ông bị đem ra Quốc Tử Giám phạt đánh. Ngô Thì Nhậm bị đau về ốm chết, ông về ẩn tích ở núi Sài Sơn. Cuối năm 1803 vua Gia Long lại mời ông ra hỏi han về việc tiếp sứ Thanh đến phong, ông lại một phen đem tài nghệ giúp triều đình mới.

Lúc này ông đã 53 tuổi, ông về ẩn ở Thụy Khê, sống cuộc đời thanh bạch, nhiều người mời ông dạy học, ông bèn thay đổi cuộc đời trở thành một nhà mô phạm. Năm 1805, ông mở trường ở nhà Trấn thủ Sơn Nam Thượng. Năm 1808 lại mở trường ở Thụy Khê gần Thăng Long, rồi thay đổi trường này qua trường nọ nhiều lần. Năm 1816 Tổng Trấn Bắc thành là Lê Chất lại mời ông về dạy học cho đến năm 1819, ông đã 70 tuổi mới về làng an dưỡng.

Nhưng năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi, ông được mời đến Bắc Thành bày vẽ lễ đi sứ nhà Thanh để cáo ai (báo vua Gia Long mất). Năm 1822 ông mất hưởng thọ 73 tuổi.

Con cháu ông cùng nhiều người nổi tiếng góp phần vào nền văn học nước nhà như Phan Huy Thực, Phan Huy Chú, Phan Huy Vĩnh v.v...

Tác phẩm của Phan Huy ích có "Dụ am ngâm lục "Dụ án văn tập", ông cũng là một nhà văn sành quốc âm như các bài văn tế, văn dụ, văn hịch như văn tế vợ họ Ngô (1793), văn vua Cảnh Thịnh tế Vũ Hoàng hậu (1799), từ cung mẹ Vũ Hoàng hậu... chiếu dụ Diệu và Dũng quận công (1799), Diệu quận công hiểu được quân dân Quy Nhơn (1800) v.v...

Một điều đặc biệt là bản dịch "Chinh Phụ ngâm, hiện lưu hành là do Phan Huy ích dịch mà giáo sĩ Hoàng Xuân Hãn đã sưu tầm được và qua so sánh bản dịch: 1 của Ðoàn Thị Ðiểm, 1 của Nguyễn Khải, 1 của Phan Huy ích và 1 của vô danh, với nhiều chứng cứ tư liệu mà bản dịch hiện nay ta thường đọc là chính của Phan Huy ích (xem CPNBK: chinh Phụ ngâm bị khảo của Hoàng Xuân Hãn).


PHAN VĂN LÂN  (a)
Dũng tướng, tước nội hầu của vua Quang Trung

Phan Chu và Phan Lân là con cháu, Thám hoa Phan Kính, gọi La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp là cậu lại vừa là học trò, nhận nhiệm vụ Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân tạ ơn Nguyễn Huệ và trả lễ vật lúc Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ nhất 1786 có đưa tặng Nguyễn Thiếp và mời Nguyễn Thiếp giúp việc, nhưng Nguyễn Thiếp không nhận. Về nhận thức lúc đầu, đại bộ phận sĩ phu Bắc Hà đều coi Tây Sơn là giặc. Nhưng khi 2 ông vào đến Phú Xuân gặp được Nguyễn Huy Tự, Ngô Văn Sở, Trần Văn Kỷ nói rõ về mục đích đường lối đại nghĩa của Tây Sơn thì 2 ông vui vẻ nhận lời giúp đỡ Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ giao Phan Chu ra Nghệ An nhậm chức tham nghị, từ đó Phan Chu (con Phan Kính, đậu cử nhân) đã thuyết phục được nhiều nho sỹ Bắc Hà trong đó có Nguyễn Thiếp sau này giúp đỡ vua Quang Trung.

Phạm Văn Lân một thanh niên hăng hái có sức khỏe được Nguyễn Huệ giao cho cùng Ngô Văn Sở (Ngô Văn Sở cũng gốc người Trảo Nha, Can Lộc, Hà Tĩnh) cầm quân phía đàng ngoài, còn ở đàng trong vào Gia Ðịnh đã có Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Phạm Văn Tham.

Năm 1787, nghe tin Nguyễn Hữu Chỉnh làm phản Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm, Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân ra Thăng Long giết Chỉnh. Thắng Chỉnh, Vũ Văn Nhậm nắm trọng trách lộng quyền, làm những điều tàn bạo, mưu đồ phản phúc. Với chức danh tiết chế Vũ Văn Nhậm là rể Nguyễn Nhạc. Nguyễn Huệ đã để riêng Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân, lúc ra Bắc Hà phải để ý Vũ Văn Nhậm, vì giữa Nguyễn Huệ với ...... anh Nguyễn Nhạc đã có sự xích mích. Ðúng như nhận định, Vũ Văn Nhậm ở Bắc Hà gây nhiều tội ác và tham vọng. Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân bàn phải cho người về báo với Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ cùng các tướng kéo quân cấp tốc ra Thăng Long giết Vũ Văn Nhậm.

Phan Văn Lân là một tướng giỏi được Nguyễn Huệ tin dùng, trong trận đánh với Nguyễn HữuChỉnh, Phan Văn Lân đã chủ động đem một cánh quân đánh kích quân của Nguyễn Như Thái, tướng chỉ huy của Chỉnh, quân của Thái bị đánh bất ngờ suốt buổi sáng tên đạn hết, không có tiếp viện quân Thái đầu hàng, Thái và thuộc hạ bị bắn chết. Thừa thắng, quân Sơn tiến lên tiêu diệt Chỉnh.

Lúc Nguyễn Huệ rút về Nam, giao Bắc Hà cho Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân (võ quan) cùng Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích (văn quan) cai quản. Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc cầu cứu nhà Thanh, năm 1789 quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy hơn 20 vạn kéo sang nước ta, được một số sĩ phu cựu thần nhà Lê giúp đỡ nên đã nhanh chóng xuống núi Tam Từng phía bắc sông Nguyệt Ðức (sông Cầu). Phan Văn Lân đề xuất chủ động tập kích chặn đánh địch ngay lúc giặc mới đến, nửa đêm mùa đông tháng giá Phan Văn Lân đem một ngàn quân bơi qua sông tập kích vào trại giặc, nhưng không thành công phải rút về. Qua đề xuất của Ngô Thì Nhậm, đại quân phải rút về Tam Ðiệp, một mặt phái đô đốc Phạm Công Tuyết hỏa tốc phi ngựa vào Phú Xuân báo cho Nguyễn Huệ, Nguyễn Huệ lên ngôi vua Hoàng đế tức Quang Trung kéo đại quân ra Bắc đánh quân Thanh vào dịp tết nguyên đán; trận này Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân chỉ huy đội quân tiên phong, áp dụng kế hoạch lấy ván ghép lại che rơm trát bùn thành một tấm mộc che lớn, cứ 20 người khiêng đi trước, tên đạn địch ở đại đồn Ngọc Hồi do Hứa Thế Thanh chỉ huy với 5 vạn quân bắn tên cùng hỏa hổ như mưa, nhưng bị tấm mộc che chở cho đội tượng binh và bộ binh kéo vào phá tan đạo quân này, mở đường cho đại quân của Vua Quang Trung đại thắng, tiêu diệt gọn 20 vạn quân Thanh, đuổi Tôn Sĩ Nghị trốn trại về nước.

Về sau Nguyễn Huệ mất (1792), con là Cảnh Thịnh lợi dụng cứu Nguyễn Nhạc đánh thắng Nguyễn ánh ở Qui Nhơn, lại chiếm luôn Qui Nhơn và đất đai của Nguyễn Nhạc. Nguyễn Nhạc chết, con là Nguyễn Bảo chỉ được phong hưởng ấp một huyện Phù Ly, các tướng phe phái triều đình suy vi, Phan Văn Lân trả ấn từ quan về ở ẩn. Ðến lúc Gia Long lên ngôi truy lùng tướng lĩnh cũ của Tây Sơn, ông phải trốn tránh xuống miền biển ở Ðan Hải, Nghi Xuân làm nghề cá, Phan Chu cũng trốn lên núi Bùi Phong mai tàng danh tích cho đến trọn đời của hai người, Phan Văn Lân chết khoảng ngoài 70 tuổi(a)

Trang trước