PHẦN THỨ HAI: MỘT SỐ DANH NHÂN HỌ PHAN TỪ TRIỀU TRẦN LÊ ĐẾN NGÀY NAY

 

Trang trước  |  Trang tiếp

CHƯƠNG VI
THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH

*
*   *

Thời đại Hồ Chí Minh, một thời đại vô cùng vĩ đại, vô cùng vẻ vang trong lịch sử đất nước chúng ta, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ðảng cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã đứng dậy đấu tranh trải qua một thời gian lâu dài đầy gian khổ hy sinh đập tan bộ máy thống trị của đế quốc xâm lược, giải phóng xiềng xích trói buộc người dân của chế độ phong kiến hàng nghìn năm, thực hiện cuộc sống của một nước thống nhất độc lập, tự do dân chủ, nâng cao vị trí đất nước trên vũ đài quốc tế.

Thời đại Hồ Chí Minh phải kể từ 1925, từ lúc Nguyễn ái Quốc tổ chức thành lập "Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội" với các lớp huấn luyện "đường Cách mạng" ở Quảng Châu theo đường lối của chủ nghĩa Mác Lênin và từ đó truyền bá vào trong nước, với sự thành lập các Ðảng cộng sản, ngày 3-2-1930 dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn ái Quốc, các Ðảng đã thống nhất thành lập tại Cửu Long (Hương Cảng) một Ðảng gọi là Ðảng cộng sản Việt Nam. Từ đây dưới sự lãnh đạo của Ðảng, một phong trào rầm rồ của quần chúng nổi lên trong toàn quốc chưa từng có, vào năm 1930 - 1931 chống đế quốc Pháp và bọn tay sai, điển hình là Xô Viết Nghệ Tĩnh làm cho đế quốc pháp và chính phủ Nam Triều vô cùng lo sợ, chúng đã huy động hàng ngàn binh lính để đàn áp cách mạng một cách hết sức dã man, biết bao chiến sĩ vô danh đã ngã xuống, máu đào đã thấm sâu vào đất tổ tiên nhuộm thắm lá cờ của Ðảng trong đó có họ Phan, biết bao người đã bị tra tấn, tù đầy ở các nhà lao, với biết bao nấm mồ chôn vùi nắm xương chiến sĩ nơi cát trắng rêu xanh. Cuộc tranh đấu vẫn không ngừng, ý chí chiến đấu vẫn không nao núng, kẻ ngã trước, người sau đứng lên, phong trào vẫn tiếp tục, 1936-1940 với các cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Ðô Lương, 1941-1945 mặt trận Việt minh ra đời với cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, những người Cộng sản ý chí sắt đá, một lòng vì nước vì dân, tiến lên cùng đồng bào tổ chức cuộc khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, cướp lại chính quyền, một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời đầu tiên ở Châu á, với bản tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 mà Hồ Chủ tịch đã công bố trên toàn thế giới.

Nhưng đế quốc Pháp đã không từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa, ngày 23-9-1945 chúng lại kéo quân vào đánh chiếm Sài Gòn, cuộc chiến đấu của người dân Việt Nam lại tiếp tục, các Ðảng viên Cộng sản lại xông ra mặt trận, những chiến sĩ Cộng sản mới ra khỏi nhà lao, trong đó có họ Phan, lại tiếp tục chiến đấu. Cuộc chiến đấu vô cùng gian khổ, lâu dài nhưng rất anh dũng, cuối cùng đã kết thúc bằng trận đại thắng ở Ðiện Biên Phủ, bắt buộc Ðế quốc Pháp phải ký hiệp nghị Giơnevơ ngày 20-7-1954 để rút quân về nước.

Nhưng bọn Ðế quốc vẫn không buông, Ðế quốc Mỹ lại kế chân Ðế quốc Pháp tiếp tục đưa quân vào xâm lược, hòng nô dịch nước ta, cuộc kháng chiến chống Mỹ xảy ra ở cả hai miền Nam Bắc. Kéo dài suốt 20 năm cuối cùng cũng kết thúc bằng hiệp định Paris ký ngày 27-1-1973. Ðế quốc Mỹ cuốn cờ về nước, ngày 30-4-1975, chúng ta lại đạp tan bộ máy Nguỵ quyền tay sai ở Sài Gòn, giải phóng và thống nhất toàn bộ đất nước. Vẫn chưa yên, đầu năm 1979 chúng ta lại phải cầm súng đánh đuổi bọn phản động hòng xâm lấn biên giới nước ta ở phía Tây Nam và phía Bắc. Từ đây đất nước Việt Nam mới yên ổn sống trong độc lập tự do. Lo hàn gắn vết thương chiến tranh khá nặng nề, sau hơn 30 năm không ngừng bom rơi đạn nổ. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, toàn dân trong đó có họ Phan đương ra sức xây dựng đất nước, biến nước Việt Nam, một nước lạc hậu về sản xuất, thành một nước công nông nghiệp hiện đại hoá, một nước giàu mạnh sánh kịp với các nước tiên tiến trên thế giới.

Lịch sử Việt Nam chống xâm lược thật là vĩ đại, đến nay biết bao nhiêu sách vở tài liệu phát hành vẫn chưa nói hết, về phần họ Phan trong thời đại Hồ Chí Minh cũng góp phần đáng kể nhưng vì chưa có điều kiện để tập hợp các sự nghiệp, thân thế, thành tích hoạt động của các nhân vật trong các dòng họ Phan qua các phong trào, ở đây chỉ nêu mọt vài nhân vật điển hình đã quá cố để mong đáp ứng một phần nhỏ trong truyền thống đấu tranh vĩ đại của đất nước.


THỜI KÌ 1936 - 1940

ÔNG PHAN THANH
(1908-1939)

Sinh tại làng Bảo An huyện Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam, tốt nghiệp trung học ở trường Quốc học Huế năm 1926. Ra trường ông dạy học ở Ngọc Lạc, miền Thượng Du - Thanh Hoá, nhưng ông đã sớm giác ngộ tham gia cách mạng viết báo dưới bút hiệu Trạc Anh, công kích chế độ thực dân Pháp nên bị Khâm sứ Trung Kỳ cách chức giáo học.

Từ năm 1928 ông ra Hà Nội dạy học tại các trường tư Thăng Long - Gia Long. Ông tích cực hoạt động cách mạng, viết bài cho các tờ Le Travail Rassemblement, Notre voix, Demain, Tin tức, Thời thế, Ðời nay. Năm 1937 ông được đưa ra làm ứng cử vào viện dân biểu Trung Kỳ, thuộc đơn vị hai huyện Ðại Lộc và Hoà Vang trong tỉnh Quảng Nam, ông trúng cử với số phiếu áp đảo; ở viện dân biểu, ông là người hoạt động sôi nổi, đấu tranh tích cực, đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, chống dự án định tăng thuế của thực dân, báo chí đăng được nhân dân ủng hộ sôi nổi, làm cho bọn thực dân và tay sai cũng phải chùn lại.

ở Hà Nội, ông lại được Ðảng giao cùng các đồng chí Ðặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp, mời cụ Nguyễn Văn Tố đứng ra tổ chức thành lập Hội truyền bá quốc ngữ.

Ông hoạt động sôi nổi quên mình, ông lâm bệnh nặng, ngày 1-5-1939 ông mất lúc 39 tuổi.


ÔNG PHAN NGỌC HIỂN
(1910-1941)

Ông sinh tại xóm Thới Bình, Cái Khế, tỉnh Cần Thơ (nay là thành phố Cần Thơ) thường gọi là giáo Hiển. Ông học trường sư phạm Sài Gòn, năm 1926 ông tham dự lễ truy điệu chí sĩ Phan Chu Trinh nên bị đuổi học. Sau đó ông lại được cho đi học lại, nhưng bị theo dõi và hăm doạ. Ðến khi ông tốt nghiệp, bị điều đi dạy học ở vùng xa xôi, hẻo lánh tại miền Tây. Năm 1931 ông dạy học ở Rạch Gốc, xóm Tân An ở mũi Cà Mau. Tại đây ông hết lòng giáo dục học sinh và nhân dân trong vùng về tinh thần yêu nước, đấu tranh chống áp bức bóc lột. Nhất là từ sau khi tiếp xúc với các chiến sĩ cộng sản như Phạm Hồng Thái, bí danh Thanh Phong, Lâm Thành Mậu tức Bảy Mậu, Văn Trung Thành tức Chín Trường. Khoảng tháng 3-1936 ông được kết nạp vào chi bộ Ðảng ở thị trấn Cà Mau.

Do công sức của ông, chi bộ Ðảng ở Cà Mau gây dựng được nhiều cơ sở vững mạnh. Ðến tháng 6-1940, sau khi tiếp xúc với Bông Văn Dĩa, nhận lệnh của cấp trên, ông ráo riết tổ chức tập hợp các chiến hữu ở Hòn Khoai (một đảo nhỏ ở phía Nam cách mũi Cà Mau khoảng 30 km) chuẩn bị vụ trang khởi nghĩa.

Cuộc khởi nghĩa ở Hòn Khoai do ông chỉ huy trong đêm 13 rạng ngày 14-12-1940, bắt giết tên chủ đảo là Olivier hoàn toàn làm chủ tình hình trong đêm hôm ấy.

Rạng ngày 14 ông cùng các chiến hữu rút vào đất liền về Rạch Gốc để tiếp tục nhiệm vụ khởi nghĩa, nhưng ông đã bị địch bắt vào cuối tháng 12 năm ấy (1940).

Chúng tra tấn ông rất dã man, nhưng không khai thác được gì cuối cùng chúng đem ông xử bắn tại sân vận động Cà Mau vào tháng 1-1941, lúc này ông mới 31 tuổi.

Ngày nay tên ông được đặt cho một huyện cực Nam nước ta tại Cà Mau thuộc tỉnh Minh Hải, tức là huyện Ngọc Hiển để kỷ niệm ghi nhớ tên ông.


ÔNG PHAN KẾ TOẠI
(1982-1973)

Ông Phan Kế Toại là con thứ 3 cử nhân Phan Kế Tiến, Tuần phủ tỉnh Phúc Yên, sinh ngày 5-1 năm Nhâm Thìn (1982)(a) vào giờ thìn, tại làng Mông Phụ tục gọi là làng Mía, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây. Ông lớn lên, năm 1911 có sang Pháp học trường Hành chính(b), sau về làm quan dưới thời Pháp - Nhật. Ông làm đến chức tổng đốc tỉnh Thái Bình năm 1943. Làm quan ông có tiếng là người trong sạch, chăm lo đến nhân dân, năm 1945 sau lúc Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) chính phủ Trần Trọng Kim thành lập, cử ông làm Khâm sai đại thần phụ trách các tỉnh ở Bắc bộ. Dưới chế độ phát xít Nhật nhân dân gặp cảnh đói khủng khiếp do chính sách mua lúa tạ của Nhật, hàng triệu người lũ lượt chết đói, thây ngảy khắp nơi, ông rất đau lòng muốn cứu dân mà không biết cách thế nào, ông đã mượn cớ cáo ốm không chịu đi các tỉnh hiểu thị bắt nhân dân bán lúa tạ(c) ông đã bí mật mua tín phiếu 500đ của Mặt trận Việt Minh(d) - Ngỏ ý muốn gặp đại biểu của Mặt trận Việt Minh và muốn xin từ chức. Cuộc gặp được thực hiện, qua vài lần gặp gỡ bí mật, ông đã hết sức ủng hộ Việt Minh. Gần đến ngày khởi nghĩa, ông ra lệnh cho đội lính bảo vệ phủ Khâm sai (tức Bắc bộ Phủ, nhà khách Chính phủ bâygiờ ở đường Ngô Quyền) là khi cách mạng tiến vào thì không được nổ súng và phải mở cửa cổng với ký hiệu "Về" ông gọi trong máy điện thoại, sau đó đêm 17-8-1945 ông tránh đi chỗ khác(e). Sáng ngày 19-8-1945, cuộc biểu tình của nhân dân do mặt trận Việt Minh chỉ đạo lúc 9 giờ sáng vào chiếm phủ Khâm sai do đó được thực hiện, chiếm súng đạn, lấy chính quyền không phải nổ sung.

Từ đấy ông Phan Kế Toại thành một thân sĩ yêu nước giúp đỡ Cách mạng đã cùng Chính phủ sơ tán lên Việt Bắc lúc Pháp xâm lược, theo Chính phủ kháng chiến, gần gũi Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập đạo đức và chính sách đoàn kết, chịu đựng gian khổ cùng toàn dân kháng chiến, năm 1948 ông Phan Kế Toại được cử quyền Bộ trưởng Bộ nội vụ(g), vừa là Uỷ viên của Hội đồng quốc phòng tối cao (sắc lệnh số 206 SL ngày 19-8-1949 của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký). Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, năm 1955 Mặt trận Tổ quốc đã cử ông vào Ðoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận, cùng năm đó (1955) được Quốc hội cử vào làm Phó thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Mặc dầu tuổi cao sức yếu, gần 30 năm tận tuỵ với kháng chiến, với Cách mạng, ông bị ốm nặng và từ trần hồi 13h5? ngày 26-6-1973.

(Viết theo báo Hà Nội mới số 1687 ngày 26-6-1973 và các tài liệu hồi hý, tộc phả mà ông Phan Kế An, con ông cung cấp).


ÔNG LÊ ĐỨC THỌ
TÊN CHÍNH LÀ PHAN ĐÌNH KHẢI

(1911-1990)

(Báo Hà Nội mới số 7814 ngày 15-10-1990)

Ông Phan Ðình Khải sinh ngày 10-10-1911 tại xã Ðịch Lễ, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh, nay là xã Nam Vân, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Ðịnh.

Năm 1926, là học sinh tham gia cuộc bãi khoá tổ chức truy điệu cho nhà chí sĩ Phan Chu Trinh.

Năm 1928 ông hoạt động trong "Học sinh hội" của tỉnh Ðảng bộ "Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội" của Nam Ðịnh.

Tháng 10-1929 ông được kết nạp vào "Ðông Dương cộng sản Ðảng". Ông là bí thư chi bộ học sinh, phụ trách công tác thanh niên học sinh. Qua những hoạt động Cách mạng chống đế quốc thực dân Pháng, tháng 11-1930 ông bị bắt, bị kết án 10 năm tù đầy Côn Ðảo, ở đây ông là bí thư chi bộ, thường vụ Chi uỷ nhà tù.

Năm 1936 ra tù, ông tiếp tục phụ trách công tác báo chí công khai của Ðảng bộ và tham gia công tác bí mật của Ðảng ở Nam Ðịnh. Năm 1939 ông lại bị địch bắt và kết án tù 5 năm, giam tại các nhà tù Hà Nội, Sơn La và Hoà Bình.

Tháng 9-1944 ra tù, ông phụ trách công tác khu an toàn của Trung ương Ðảng, vừa công tác tổ chức và huấn luyện cán bộ.

Tháng 10-1944, ông được chỉ định vào Uỷ viên Trung ương Ðảng phụ trách xứ uỷ Bắc Kỳ. ông là đại biểu dự hội nghị thường vụ Trung ương mở rộng vào đêm 9-3-1944, phát động cao trào Tổng khởi nghĩa.

Tháng 8-1945 dự Hội nghị Tân Trào và cử vào thường vụ Trung ương.

Sau cách kạng tháng 8-1945 ông phụ trách công tác tổ chức Ðảng.

Năm 1948 ông là Ðại biểu của Ðảng và Chính phủ vào miền Nam.

Năm 1949 ông là Phó bí thư xứ uỷ Nam Bộ.

Năm 1951 Ðại hội Ðảng lần thứ II cử ông vào ban chấp hành Trung ương, làm phó bí thư Trung ương cục miền Nam.

Từ 1949-1954 là trưởng ban tổ chức Trung ương Ðảng.

Năm 1955 ông tập kết ra Bắc làm Trưởng ban thống nhất Trung ương.

Cuối năm 1955, ông được bổ sung vào Bộ chính trị phụ trách sửa sai.

- 1956-1961, ông là Trưởng ban tổ chức Trung ương kiêm giám đốc trường Nguyễn ái Quốc.

- 1967 là Quân uỷ Trung ương - sau đợt tổng tấn công tết Mậu Thân (1968). Ông là Quân uỷ được vào miền Nam là phó bí thư Trung ương cục miền Nam.

- Tháng 5-1968 Bộ chính trị giao ông công tác đấu tranh ngoại giao tại hội nghị Pari làm cố vấn đặc biệt của đoàn đại biểu ta đấu tranh với phái đoàn của Mỹ, đây là một cuộc đấu tranh chính trị kiên trì kết hợp với đấu tranh quân sự ở trong nước, bắt buộc Mỹ phải chịu ký kết Hiệp nghị Paris và rút quân về nước.

- 1937 sau Hiệp nghị Paris ông về lại làm trưởng ban miền Nam của Trung ương.

- 1975 ông vào phổ biến nghị quyết của Trung ương về Tổng tiến công ở miền Nam và cùng một số đồng chí khác chỉ đạo chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn vào 30-4-1975.

- Sau 30-4-1975 ông là Phó ban đại diện Ðảng và Chính phủ ở miền Nam.

Tháng 12-1976 Ðại hội lần thứ VI bầu ông vào ban chấp hành Trung ương, Bộ chính trị và ban bí thư, trưởng ban tổ chức.

Cuối năm 1977 đến tháng 1-1979 Bộ chính trị phân công ông phụ trách công tác đặc biệt.

- 1980 ông làm bí thư thường trực, phụ trách tổ chức, tháng 10 năm 1980 thường trực kiêm trưởng ban chính trị đặc biệt.

- Tháng 3/1983 bầu ông phụ trách tư tưởng, nội chính và ngoại giao.

- 1983 ông được cử làm chủ tịch uỷ ban quốc phòng của Ðảng.

- 1986 trưởng tiểu ban nhân sự đại hội VI.

- Ðại hội VI tháng 12/1986 cử ông làm cố vấn.

Ðảng chính phủ đã tặng thưởng ông huân chương Sao vàng.

Liên Xô tặng ông huân chương Cách Mạng tháng Mười.

Campuchia tăng thưởng ông huân chương AngKor.

Tuổi già ốm nặng, ông mất tại bệnh viện quân y 108 lúc 1h25? ngày 13 tháng 10 năm 1990, hưởng thọ 79 tuổi.


LUẬT SƯ PHAN ANH
(1912-1990)
Báo Hà Nội mới số 7711 ngày 30/6/1990

Phan Anh sinh ngày 1 tháng 3 năm 1912 tại Tùng ảnh, Ðức Thọ, Hà Tĩnh. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 là chủ tịch tộng hội sinh viên Ðông Dương, là giáo sư trưởng Thăng Long, sau đó làm luật sư trong phong trào bình dân 1936-1937 có tham gia hoạt động và tham gia hội truyền bá Quốc ngữ - sau cách mạng tháng 8/1945 tham gia lập hội Liên Việt làm chủ tịch uỷ ban kiến thiết quốc gia.

- Bộ trưởng bộ quốc phòng trong Chính phủ liên hiệp - Tổng thư ký phái đoàn Chính phủ lâm thời đi dự hội nghị Fontainebleau ở Pháp.

- Từ 1947 - 1976 làm Bộ trưởng bộ kinh tế, Bộ trưởng bộ Công thương - Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp - Bộ trưởng bộ Ngoại thương.

- Từ sau cách mạng tháng 8/1945, liên tục là uỷ viên uỷ ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam - Tháng 2/1977, sau đại hội Mặt trận tổ quốc Việt Nam, được cử làm uỷ viên chủ tịch Trung ương uỷ ban Mặt trận.

Tháng 11/1988, đại hội lần thứ III mặt trận TQVN được cử làm phó chủ tịch đoàn chủ tịch uỷ ban MTTQVN.

Ông là đại biểu Quốc hội khoá II, III, IV, V, VI, VII, VIII, phó chủ tịch quốc hội khó VII (6/81).

Ông là người sáng lập hội Luật gia Việt Nam làm chủ tịch hội và thường vụ hội Luật gia quốc tế.

Từ 1976 đến 1986: Chủ tịch uỷ ban Hoà bình Việt Nam - Từ 1978 đến lúc mất là Phó chủ tịch Uỷ ban phong trào Hoà bình thế giới.

Ông được Chính phủ tặng thưởng huân chương độc lập hạng I, huân chương kháng chiến hạng I, huân chương chống Mỹ hạng I, được mặt trận tặng thưởng huy chương đoàn kết toàn dân. Liên hiệp quốc tặng kỷ niệm chương hoà bình.

Liên Xô tặng huân chương hữu nghị giữa các dân tộc, kỷ niệm chương chống phát xít.

Ông mất ngày 28/6/1990 lúc 2h tại Hà Nội.


HOÀNG HỮU NAM,
CHÍNH TÊN LÀ PHAN BÔI

(1911-1947)

Phan Bội sinh năm 1911 tại làng Bảo An, huyện Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Từ 1926 ông tham gia Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội, ông cùng anh là Phan Thanh hoạt động ở Hà Nội sau đó ông đứng trong hàng ngũ Ðảng cộng sản Ðông Dương hoạt động bí mật.

Trong Cách mạng tháng 8/1945 ông là một thành viên trong Mặt trận Việt Minh. Sau khi thành lập Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, ông giữ chức thứ trưởng Bộ nội vụ trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến (Bộ trưởng là cụ Huỳnh Thúc Kháng), ông là đại biểu quốc hội khoá I.

Trong kháng chiến chống pháp, ông cùng Chính phủ sơ tán lên Việt Bắc. Sau đó ông mất ngày 27/4/1947 tại Tuyên Quang, hiện nay mộ đưa về táng tại nghĩa trang Mai Dịch.

Trang trước  |  Trang tiếp