PHẦN THỨ HAI: MỘT SỐ DANH NHÂN HỌ PHAN TỪ TRIỀU TRẦN LÊ ĐẾN NGÀY NAY

 

Trang trước

CHƯƠNG V
TRIỀU NGUYỄN THỜI KỲ PHÁP
BẮT ĐẦU XÂM CHIẾM NƯỚC TA

 

PHAN THÚC DUYỆN
(1873-1944)
Cử nhân - nhà yêu nước

Phan Thúc Duyện biệt hiệu là Mi Sanh, hay Nam Phong, theo tộc Phan Minh Ðức thì chính tên là Phan Văn Thiện về sau lại có tên là Diện, Duyện, sinh năm Quý dậu 1873, tại làng Hoa thử, Tống Ða Hòa Thượng, huyện Diên Phước tỉnh Quảng Nam, đậu cử nhân khoa Canh Tý (1900) - Thành Thái 12, theo quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" (50 KBVN) ghi thì tên là Phan Sung, chắc nhầm chữ Sung với chữ Duyện vì hai chữ giống nhau, nhân dân thường gọi là ông cử Diện hay cụ cử Phong Thử.

Từ thuở nhỏ, ông Phan Thúc Duyện đã chịu ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa Cần vương của Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến, ông đã sớm có nhận thức về cách mạng cứu nước lúc học ở trường tỉnh, ông đã tìm hiểu các sách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, nói về tư tưởng dân chủ, do đó ông cùng các ông Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thành (Tiểu La) Lê Bá Trinh, Dương Thạc v.v... Sớm hoạt động chính trị, giải quyết vấn đề cứu nước bằng con đường cách mạng duy tân tự cường. Mục tiêu "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" do Phan Chu Trinh đề xướng được các nhà khoa bảng, sĩ phu hưởng ứng nhiệt liệt, Phan Thúc Duyện được phân công phần văn hóa và công thương.

Năm 1905 ông mở thương hội đầu tiên trên đường chùa Cầu, thị xã Hội An (Quảng Nam), một thương hội bề thế nhất, cạnh tranh với ngoại kiều.

Cuối 1906 ông tập hợp thương Diên phong ngay tại làng quán - cũng ở làng quán Phong thử (tức Hoa Thử cũ) ông dựng lên trường Tư thục đầu tiên dạy tân học, dạy quốc ngữ, toán pháp, pháp ngữ và cả hán tự tân văn, học sinh rất đông trên 200, phải mượn thêm chùa kế cận để làm chỗ học.

Tháng 4 năm Bính Ngọ (1906) ông tổ chức khai hoang tại Dùi Chiêng, đầu nguồn sông Thu Bồn sau đó lập nông hội Yến Nê giữa ranh giới Hòa Vang Ðiện Bàn, Nông hội Mỹ Sơn ở Duy Xuyên, nông hội Bửu Sơn ở Ðại Lộc.

Ông hô hào cắt tóc ngắn, mặc đồ tây bằng vải nội và tự mình cắt búi tóc mà xưa chưa ai dám làm. Kết hợp với các bạn đồng chí hoạt động, đến năm 1908 thì phong trào Duy Tân nổi lên rầm rộ ở khắp tỉnh Quảng Nam, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quảng đại quần chúng nhân dân.

Từ 16-3 đến 11-4-1908, phong trào kháng sưu bùng nổ tại Quảng Nam lan dần vào Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, lan ra tận Nghệ Tĩnh. Nông dân biểu tình bao vây tòa sứ Pháp, dinh thự bọn quan lại Nam Triều, để đưa kiến nghị, tại các xã thôn, nông dân trừng trị bọn tổng lý, hào cường. Thực dân Pháp lo sợ thẳng tay đàn áp, các ông bị bắt. Ngày 6/4/1908, Phan Thúc Duyện vào nhà tù và bị tòa án Nam triều Quảng Nam xử ngày 9/6/1908 với tội cầm đầu bạo loạn trong tỉnh Quảng Nam án xử tử nhưng rồi đầy ra Côn Ðảo, 12 ngày sau đó Trần Quý Cáp bị xử tử tại Khánh Hòa. Các nhà khoa bảng sĩ phu khác như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thành, Lê Bá Trinh v.v... đều đầy ra Côn Ðảo, tàu chở tù nhân ra Côn Ðảo ngày 28/8 năm Mậu Thân (1908).

ở Côn Ðảo hơn 10 năm, ông Phan Thúc Duyện có người con trai tên là Phan Minh tham dự cuộc chiến ở Châu Âu hồi 1914, sau lưu học tại Pháp đậu kỹ sư, làm đơn khiếu nại cho cha, nên đến năm 1919 ông được trả tự do, nhưng thực dân Pháp và triều đình Huế không cho về quê, mà đưa ra quản thúc tại miền núi hoang vắng ở Quảng Bình. Ông lại đưa dân làng ra lập đồn điền khai phá đất hoang, ngăn suối dẫn nước trồng trọt chăn nuôi, chẳng bao lâu trở thành vùng đất tươi tốt, dân thường gọi là "vùng đất Quảng Nam" nay là nông trường Lệ Ninh. Năm 1930 hết hạn ông giao cơ đồ đó lại cho con thứ ở lại trông nom, ông trở lại Phong Thử quê nhà. Một thời gian ông lại nhận thư ông Hồ Tá Bang, người của công ty Liên Thành Phan Thiết mời vào mở khu đồn điền ở vùng núi Mường Mán. ít lâu tuổi già sức yếu ông trở về Phong Thử. Về đây ông mở chợ mới Phong Thử, mở trường hát, ở sân vận động, mở đường giao thông, cho đến lúc lâm bệnh từ trần vào năm Giáp Thân 1944, để lại cho nhân dân một số công trình đổi mới theo nguyện vọng cải cách Duy Tân từ lúc sinh thời. Ông hưởng thọ 72 tuổi.


PHAN THÀNH TÀI
(1869-1916)
Giáo viên Tân học - nhà yêu nước

Ông Phan Thành Tài, một yếu nhân của cuộc khởi nghĩa Duy Tân năm 1916, sinh năm Kỷ tỵ (1869) hiệu là Ðạt Ðức, quê làng Bảo An, phủ Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam, làm giáo viên trường Diên Phong, một trường tiểu học công lập ở Quảng Nam, rồi dạy trường Quảng Cái và nhêìu trường khác. Ông xuất thân trong một gia đình nho học truyền thống nhưng ông theo Tây học khá sớm. Từ năm 1900 - 1904 ông là nhân vật tham gia tích cực vào phong trào Duy Tân tự cường tại Quảng Nam. Ông tích cực dạy Pháp văn, toán pháp và các môn tân học tại các trường Nghĩa thục. Ông là lớp tiền phong gia nhập Ðảng Việt Nam Quang phục do cụ Phan Bội Châu và cụ Nguyễn Thành (Tiểu La) thành lập ở Quảng Nam, từ hội Duy Tân (1904-1912) chuyển tên sang. Ông đã ám trợ đắc lực cho phong trào Ðông Du (1905-1908), về sau ông là một trong những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa Duy Tân năm 1916. Tên tuổi ông gắn liền với Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lê Ngung, Lê Ðình Dương.

Thế chiến thứ nhất bùng nổ ở Châu Âu từ 1914. Cuối 1915 Pháp thua Ðức nhiều trận, lợi dụng thời cơ ấy, Ðảng Việt Nam Quang Phục định nổi dậy khởi nghĩa lật đổ Pháp, cướp chính quyền, giành độc lập cho tổ quốc. Ðảng mở đại hội lần thứ I vào tháng 9 năm ất dậu ...... .....ở đường Ðông Ba (Huế). Trong đó có Phan Thành Tài là đại biểu Quảng Nam cùng Thái Phiên, Trần Cao Vân, Ðỗ Tự và đại biểu gồm 5 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên, Quảng Bình, Quảng Trị. Thái Phiên làm chủ toạ quyết định, chuẩn bị khởi nghĩa, mời cho được vua Duy Tân tham dự, và phân công mọi người phụ trách. Trong đó Phan Thành Tài cùng một số khác, đặc trách Quảng Nam Ðà Nẵng.

Thái Phiên (ở Nghi An, Hoà Vang) Trần Cao Vân (ở Tư Phú, Ðiện Bàn) Phan Thành Tài (ở Bảo An Ðiện Bàn) là bộ phận chỉ huy tối cao, có lần họp tại nhà ông Lâm Dĩ (ở La Châu, Hoà Vang) bàn chưa khởi nghĩa vội, chuẩn bị định chọn ngày, vào giờ ngọ, ngày ngọ tức ngày 2-5 năm Bính Thìn (là 8-6-1916). Nhưng người hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, nay sắp xuống tàu đi sang Pháp. Theo ý vua Duy Tân là phải làm sớm, không để mất thời cơ, đại hội thứ 2 họp vào trung tuần tháng 3 năm Bính Thìn (1916) tại chợ Cầu Cháy, làng Xuân Yên, tỉnh Quảng Ngãi, quyết định vào giờ tý ngày 2/4 năm Bính Thìn (tức 1h sáng ngày 3/5/1916). Chọn Huế làm điểm khởi động bắt đầu bằng tiếng súng thần công, đèo Hải Vân sẽ nổi lửa trên núi báo hiệu cho Quảng Nam, Quảng Nãi khởi sự. Phan Thành Tài và một số các đồng chí phải chỉ huy chiếm cho được cảng Ðà Nẵng để cho tàu thủy chở quân viện trợ và vũ khí do Trần Hữu Lực ở Xiêm (Thái Lan) chở về và vận động thêm sứ thần Ðức ở Vọng cát gửi thêm vũ khí cho cách mạng.

Không ngờ cuộc khởi nghĩa lại bị lộ: do tên cai khố xanh là Võ An có người anh là Võ Huệ làm lính giản ở dinh án sát Quảng Ngãi. An báo cho Huệ biết phải xin phép về quê lúc 2 h chiều ngày 1/5/1916 để tránh đêm khởi nghĩa. án sát Phạm Liễu nghi ngờ, truy vấn, Võ Huệ phải khai. Thế là Phạm Liễu báo cho Tuần Vũ và Công sứ Pháp ở Quảng Ngãi. Công sứ điện về Khâm sứ Huế biết trước. Ðến tối ngày 1/5/1916, lúc vua Duy Tân trốn khỏi cung xuống thuyền ở Phú Vân Lâu do Trần Cao Vân đón, thì gặp tên Nguyễn Ðình Trứ, một yếu nhân phân công chỉ đạo đánh đồn Mang Cá, vừa là phán sự tòa Khâm sứ. Trứ bề ngoài thì hứa hẹn với vua Duy Tân, nhưng lại trở mặt chạy sang mật báo với tên khâm sứ. Cuộc khởi nghĩa bị bại lộ mà các yếu nhân trong ban chỉ huy đều không biết. Lính Việt Nam bị cấm trại, vũ khí thu hồi hết, lính Pháp đi lùng sục các ngả, ra lệnh giới nghiêm, bắt tất cả những ai đi đêm trên đường phố. Người phụ trách nổ súng thần công bị bắt, tình hình đã rõ, Trần Cao Vân phải chở vua Duy Tân xuống Hà Trung, rồi lại quay về vùng Nam Giao Huế ở núi Ngũ Lĩnh tại một ngôi chùa. ở Quảng Nam không thấy lửa mà công sứ Tổng đốc cũng lùng bắt các ngả. Phan Thành Tài từ Ðà Nẵng phải trốn lên miền núi Hiền Giằng phía Tây Quảng Nam được người thiểu số UThay che dấu, nhưng sau 7 ngày hai người bị bắt áp giải về Vĩnh Ðiện. Ngày 9/6/1916 ông bị hành quyết tại chợ Cũi (Ðiện Bàn Quảng Nam). Mộ ông chôn ở đầu Cầu Vĩnh Ðiện ở gần quốc lộ I. Thái Phiên, Trần Cao Vân đều bị xử tử tại An Hòa (Huế), vua Duy Tân bị đầy sang đảo Réunion. Cuộc khởi nghĩa đến đây chịu thất bại. Các yếu nhân đều bị xử tử hoặc tù đầy.


PHAN PHÁT SANH
(1893-1916)
Liệt sĩ chống Pháp

Phan Phát Sanh là con ông Phan Núi (nhân viên cảnh sát Chợ Lớn) là một người thông minh, có trí yêu nước, khoảng năm 1914, một tổ chức hoạt động của người Hoa Kiều là Nghĩa Hòa Ðàm với Tôn chỉ bài Thanh Phục Minh mang màu sắc tôn giáo như thờ Quan Công, Văn Thiên Tường, nhưng vè sau chuyển sang thành Thiên địa hội rất bí mật, các nhà ái Quốc Việt Nam lợi dụng thực dân Pháp và bè lũ việt gian phản động, nhưng vẫn mang màu sắc tôn giáo và rất kín đáo, các hội viên tuyển lựa được thử thách về lòng dũng cảm và chí quyết tâm hy sinh cứu nước rất khắt khe. Cùng năm 1911 Phan Phát Sanh được nhà yêu nước Nguyễn Hữu Trí và Nguyễn Văn Hiệp cử làm lãnh tụ phong trào nhân dân chống Pháp. Phan Phát Sanh nhờ một người ở Xiêm (Thái Lan) giới thiệu với Cường Ðế và được Cường Ðế cấp cho một giấy chứng chỉ, nên Phan Phát Sanh tự nhận là con cháu Nguyễn Triều và tự tôn là Phan Xích Long Hoàng Ðế, tự cho mình là có số mệnh Thiên tử, số tín đồ theo Phan Xích Long càng ngày càng đông, ở Sài Gòn, Chợ Lớn và nhiều tỉnh khác, Phan Xích Long lập căn cứ ở núi Thất Sơn, in truyền đơn rải khắp các chợ Sài Gòn, Gia Ðịnh, Chợ Lớn vào đêm 23 rạng 24/3/1913, kêu gọi nhân dân nổi lên chống Pháp dành độc lập đồng thời rải trên nhiều đường giao thông và tỉnh lỵ. Ðêm hôm đó quân khởi nghĩa đã đặt 8 quả bom cạnh các dinh lớn như Phủ toàn quyền, Toà án v.v... nhưng bom không nổ.

Ngày 28/3/1913 hàng trăm người biểu tình ở Chợ Lớn, đi thành từng đoàn mặc áo trắng, không cổ, quàng khăn trắng, mang búa và cầm gậy, vây quanh sở thanh tra, nhưng quân Pháp đến đàn áp, nhiều đoàn biểu tình khác cũng bị giải tán. Trước hạn bạo động 2 ngày, Phan Phát Sanh đã bị Pháp bắt ở Phan Thiết, và Nguyễn Văn Hiệp cũng bị bắt trên đường đi từ Kam pot về Sài Gòn.

Sau vụ bạo động thất bại, thực dân Pháp mở cuộc khủng bố: 1440 người bị bắt 111 người trốn được thoát, còn phần lớn bị giết hay bị tù đầy. Phan Xích Long bị án khổ sai chung thân cùng với 5 chiến sĩ là Nguyễn Hữu Trí, Nguyễn Màng, Nguyễn Thọ, Nguyễn Văn Hiệp, Trường Phước, Phan Xích Long bị đầy đi GuyAne ở Nam Mỹ, nhưng vì đại chiến 1914-1918 nổ ra, nên Pháp lại giam các ông tại Khám Lớn Sài Gòn.

Cuộc nổi dậy của Phan Xích Long tuy bị thất bại, nhưng phong trào hội kín (tên lóng Thiên địa hội) vẫn mộ binh sang Pháp làm bia đỡ đạn chống Ðức. Pháp tổ chức khám xét nhiều nơi như ở Long Hưng (7/1/1916), Dương Diên (15/1/1916), Thới Sơn (24/1) và bắt được những quả bom bằng đồng, nhưng ngày 20/1/1916 nhiều làng thuộc Trà Vinh nổi lên phá cuộc mộ binh của giặc. Ngày 23/1 ở tổng Mỹ Trung thuộc Biên Hòa cũng chống tuyển mộ binh uy hiếp bọn hương lý, đánh giết quân lính không cho tuyển mộ. Ngày 24 anh em tù nhân Biên Hòa nổi dậy cướp súng giặc bắn vào dinh bọn thống trị, đêm đó 50 người đột nhập làng Tân Uyên (cách Biên Hoà 15 km) phá chợ giết lính, và làm bị thương tên đồn kiểm lâm gần đó. Ngày 12/2 ở cửa Lạp hơn 100 người định tối14 đột nhập thành phố Sài Gòn v.v...

Phá Khám lớn Sài Gòn, lợi dụng Pháp bại trận trong thế chiến thứ nhất, tổ chức hội kín tìm cách phá ngục cứu Phan Xích Long và các đồng chí đang bị giam giữ, đêm 14 rạng 15/2/1916 khoảng 300 người chia làm 3 mũi, mặc áo cộc đen, quần trắng, cổ quàng khăn, cánh tay đính bùa hộ mệnh, vác giáo, mã tấu ở dưới thuyền tiến lên, người đi đầu vác cờ có huy hiệu Phan Xích Long, họ tiến lên với mục tiêu phá Khám Lớn giải phóng tù chính trị, sau đó đốt kho thuốc súng hoặc một cái nhà nào đó làm hiệu, để mũi thứ ba cùng dân chúng ngoại thành xông vào cướp thành phố, thời gian định vào 3 giờ sáng tối 14 rạng 15/2/1916, khẩu hiệu dùng danh từ "Ðại ca" nhưng bọn Pháp đã kịp thời huy động nhiều quân lính ra đối phó, người chỉ huy nghĩa quân Nguyễn Hữu Trí bị thương nặng nhiều người chết, đa số xuống thuyền rút đi, còn 80 người tiếp tục đi tấn công nơi khác nhưng cũng bị chúng bắn giết rất dã man. Cuộc khởi nghĩa thất bại. Kết quả 19 người chết trong đêm, 38 người bị tòa án xử tử hình, Phan Phước Sanh bị xử bắn tại Ðồng Tập trận ngày 20/2/1916 lúc đó 23 tuổi.

Với 57 vị vô danh anh hùng bị giết trong đêm phá ngục nêu lên một trang sử hào hùng chống ngoại xâm của người dân Việt.(a)


PHAN QUANG
(1873-1939)
(b)
 Tiến sĩ

Phan Quang tự là Quế Nam, sinh năm Quý Dậu (1873) tại xác Phước Sơn, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, thuở trẻ là một người thông minh, năm Giáp ngọ (1894) đỗ cử nhân, năm Mậu tuất (1898) Thành Thái, đậu đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, là một trong 5 vị tiến sĩ người Quảng Nam được vua Thành Thái tặng là "Ngũ phụng tề phi" (5 con phượng cùng bay). Làm quan án sát tỉnh Bình Ðịnh, về Thị Lang tham tri bộ Hình. Thượng thư tri sự (hưu) bộ Lễ, nổi tiếng về thơ, thơ ông bình dự nhẹ nhàng như tiếng nói mộc mạc thường ngày. Ví dụ:

Thuyền ai một lá nhẹ                                      Ðưa khách vừa ra
như phao                                                        rước khách vào
Giữa bề phong tình buồm phơi phới              Ðầu nguồn ân ái sóng lao xao
Lái nương ngọn gió mòn tay ngọc                 Chèo rán cơn mưa lợt má đào
Tây tử đến khi về Phạm Lãi                           Năm hồ rửa sạch kiếp lao đao

Ðây là một dòng gia đình văn học người ông là Phan Văn Thuật đậu cử nhân khoa Canh tý (1840) làm Bố chánh Tuyên Quang, em là Phan Vĩnh đậu cử nhân khoa Bính ngọ (1906). Hiện nay có Trung tướng Phan Hoàn, đại tá Phan Hạo, là con ông Phan Vĩnh, gọi ông Phan Quang là bác ruột. Tiếc rằng nguồn gốc vị tổ khai cơ dòng họ này lúc đầu ở Phước Sơn chưa rõ.


PHAN VÕ
(1889-1962)
Phó bảng

Phan Võ sinh năm Ký Sửu (1889) tại làng Yên Nhân, xã Thái Xá nay là xã Nhân Thành, huyện Nghệ An. Là hậu duệ dòng dõi ông Lai quốc công Phan Hoằng Tích 20 tuổi đỗ giải nguyên khoa Kỷ dậu Duy Tân 3 (1909), năm sau đỗ Phó Bảng khoa Canh tuất (1910) cùng khoa với Bùi Kỷ. Hoàng Tăng Bí, khoa này chỉ lấy có 4 tiến sĩ.

Ông không thích làm quan ngạch cai trị, sau khi học chữ Pháp theo quy định bắt buộc các người đậu chữ Hán phải học, ông xin đi làm đốc học ở Phú Yên. Mãi cho đến khoa thi chữ Hán bãi bỏ vào năm 1919, thì sau đó ông chịu bổ nhiệm Tri phủ Tĩnh Gia, rồi Lang Trung bộ lại. Năm 1932 làm án sát rồi Bố chánh Hà Tĩnh, năm 1940 về làm Thị lang rồi tham tri bộ Hộ, về hưu nam 1943, truy phong hàm Thượng Thư.

Ônglàm quan thanh liêm, tìm cách che chở cho dân theo khả năng của mình, ông say mê về y học và chữa bệnh cho đông y. Hồi ở Hà Tĩnh ông là thày thuốc đã giúp đỡ chữa bệnh cho một số nhà cách mạng. Sau cách mạng tháng 8/1945 ông tích cực xây dựng ngành đông y ở tỉnh, ông là thành viên hội Liên việt huyện Yên Thành, ông đã có công cùng các thân sĩ huyện Diễn Châu, chuyển số ruộng tế thánh Khổng Tử của 2 huyện (Yên Thành, Diễn Châu) sang lập quỹ lấy hoa lợi chi phí cho 2 trường phổ thông Trung học đầu tiên dân lập từ 1947 của hai huyện: Trường Lê Doãn Nhã ở Yên Thành, trường Nguyễn Xuân Ôn ở Diễn Châu, vào khoảng năm 1949-1950 mở rộng đến lớp đệ tứ niên.

Năm 1956, ông ra Hà Nội được gặp Bác Hồ, tiếp đó ông góp phần xây dựng Viện Ðông y Việt Nam. Ông Hữu Trác (1959), "chuyện làng Nho" của Ngô Kinh tử (3 tập cũng Nhữ Thành: 1961). Thơ chữ Hán của Nguyễn Du (cùng Lê Thước, Nguyễn Khắc Hạnh: 1959) thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi (cùng Lê Thước, Nguyễn Phương Bình: 1962). Hiện còn bản thảo Hoàng Việt thi tuyển gồm 100 bài thơ xưa, một phần đã đăng trên tập thơ văn Việt Nam. Giáo sư Phan Ngọc con ông đương lưu giữ tài liệu này.

Tuổi già sức yếu, xin nghỉ hưu năm 1959 và mất tháng 2/1962, thọ 74 tuổi.


PHAN KẾ BÌNH (1975-1921)
Cử nhân - Nhà văn - Nhà báo

Phan Kế Bính hiện là Bưu Văn, quê ở làng Thụy Khê, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Tây, sinh năm ất Hợi (1875) trong một gia đình khoa cử, ông đỗ cử nhân khoa Bínhngọ (1906), nhưng không ra làm quan, làm nghề dạy học.

Ông hưởng ứng phong trào Duy Tân, nhưng không trực tiếp chỉ đạo, chuyên hoạt động công khai, từ năm 1907 ông bắt đầu viết báo. Rồi lần lượt cộng tác với các tờ: Ðông Dương tạp chí, Lục tỉnh Tân văn, Trung Bắc Tân văn, trong nhiều năm.

Ông lại là một nhà biên khảo và dịch thuật xuất sắc, có công phu sáng tạo với tư tưởng tiến bộ. Tác phẩm ông có nhiều loại:

Sách nghiên cứu văn học như "Việt Nam phong tục" (1915) đề cập đến cả nề nếp sinh hoạt trong gia đình, hương Ðảng và xã hội Việt Nam xưa. Ông nêu được nhiều nét trong thuần phong mỹ tục của nhân dân ta, đồng thời cũng phê phán những phong tục tập quán lạc hậu.

Sách về truyện ký như "Nam hải dị nhân" (1909) "Hưng Ðại Ðại vương truyện" (1912) kể lại những chuyện thần kỳ giai thoại danh nhân, và ca ngợi vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Ðạo dưới dạng tiểu thuyết chương hồi.

Phan Kế Bính còn dịch nhiều sách như "Ðại Nam nhất thông trí" (1916), "Ðại nam điển lệ toát yếu" (1915 - 1916), "Việt Nam khai quốc chí truyện" (1917), "Ðại Nam liệt truyện tiền biên và chỉnh biên" đặc biệt tập sách có giá trị nhất của ông là dịch bộ "Tam quốc diễn nghĩa" (1907).

Các sách của ông đều được tái bản nhiều lần.

Một nhà nho học kiêm tân học, ham hiểu như ông vào thời kỳ bấy giờ là một điều tiến bộ, tiếc rằng ông mất sớm lúc mới 46 tuổi vào năm Tân Dậu 1921.

Nhà học giả Dương Bá Trạc đã điếu ông:

"Hơn mười năm một ngọn bút văn dân, giấc nhiệt thành gây dựng quốc văn, công ấy dễ cùng cây cỏ mục.

Trong sáu tháng hai lần tang báo giới, giở di cảo ngâm ngùi sự tích, sầu này theo với nước mây xa".


PHAN MẠNH DANH (1866-1942)
Nhà thơ, nhà giáo

Phạn Mạnh Danh vốn tên là Trung, sau đổi Mạnh Danh, hiệu Thế Vọng, Phù Giang, sinh ngày 6/11 năm Bính Dần (12/12/1866) ở làng Phù ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Ông là con trưởng cụ Thị ÐộcPhan Trác Hoạt, cháu Hoàng Giáp Phan Trứ, tuần phủ Khánh Hòa.

Thuở nhỏ ông đã từng theo học với các bậc đại khoa, nổi tiếng thông minh, giỏi về thơ văn, lại vẽ giỏi, khiến sĩ phu khen ngợi ông là bậc tài danh đất Nguyệt Hồ. Ðược bà vợ đảm đang con cụ kép Trần Xuân Luyện, nên cuộc đời ông càng vui vẻ phấn chấn phát triển trên văn đàn, mở trường đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước.

Năm Mậu thân 1908 ông giáo học ở tỉnh lỵ Hưng Yên, chuyên tâm soạn sách giáo khoa, ít lâu sau ông về nghỉ hưu.

Ðến lúc ngoài 70 tuổi được sách phong: Phụng Nghị đại phu, hàn lâm thị độc.

Ông mất ngày 26/4 năm Nhâm ngọ (9-6-1942). Thọ 76 tuổi.

Tác phẩm có:

Phù Giang thi tập gồm 5 quyển:

- Mấy bức tiêu hoa (1885-1886)

- Hà Giang Nhật trình (1897)

- Xuân mộng ký, hành và thơ (1898- dịch 1925)

- Ðề Thanh tâm lục (1905)

- Dật thảo (1885- 1942)

Phù Giang văn tập: Phú, Kinh Nghĩa, văn sách, văn tế nôm và chữ, gồm:

- Bút hoa - Kiều tập thơ cổ (1896 - 1900) - Thơ cổ tập Kiều 91941) - Thơ chữ tập cổ (1892-1910). Trong đó Nguyệt hồ bát vịnh (1898).

Cổ thi trích dịch (1915-1940) dịch thơ cổ từ Hán, Sở, Ðường, Ngũ Ðại, Tống, Nguyên, Minh, Thanh và nhiều sách giáo khoa, tuồng, truyện dịch.


PHAN VĂN TRƯỜNG
(1876-1933)
Luật khoa tiến sĩ

Ông Phan Văn Trường sinh ngày 7-8 Bính Tý (25-9-1876) ở tại làng Ðông Ngạc, huyện Từ Liêm TP Hà Nội. Cha là Phan Anh Nhân, mẹ là Phạm Thị Nghiêm, ông là hậu diệu đời thứ tư của tiến sĩ Phan Lê Phiên. Ông Anh Nhân (cùng gọi là Anh Kiệt hay Duy Kiệt) có 6 con trai và 3 con gái. Ông Phan Văn Trường là con thứ 5. Anh cả là Phan Tuấn Phong (1865-1923), anh thứ 2 là Phan Cao Luỹ (1869-1915), theo đạo Chef), anh thứ 3 là Phan Trọng Kiên (1871-?), anh thứ 4 là Phan Chí Thiện (1873-1945). Em ông, con thứ 6 là Phan Văn Ðường (1888-?)

Ông Phan Văn Trường thuở nhỏ học chữ Hán, sau chuyển sang học Quốc ngữ và chữ Pháp nổi tiếng thông minh và chăm chỉ. Ông tốt nghiệp trường thông ngôn một thời gian. Năm 1907 Ðông kinh nghĩa thục mở tại đặt một chi hội có trường sở tại chùa Tư Khánh và ở ngõ Trung do cử nhân Hoàng Tăng Bí chỉ đạo có cả Phan Tuấn Phong, Phan Trọng Kiên và bản thân ông tham dự. Tháng 11-1908 thực dân Pháp đóng cửa trường.

Năm sau xảy ra phong trào chống sưu thuế ở Quảng Nam và nhiều tỉnh ở Trung kì (từ tháng 3 đến tháng 5-1908) và vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội (27-6-1908). Thực dân Pháp khủng bố, bắt giam những người trước đó đã hoạt động phong trào Ðông kinh nghĩa thục: Cử nhân Lương Văn Can, tú tài Nguyễn Quyền, đầu xứ Lê Ðại, cử nhân Hoàng Tăng Bí v.v... 3 anh em ông cũng bị bắt.

Không đủ lí do buộc tội, thực dân Pháp phải trả tự do cho ông Lương Văn Can và một số người khác trong đó có 3 anh em ông. Sau vụ này ông Phan Văn Trường thấy cảnh máu Việt Nam đổ lêng láng ở tỉnh Quảng Nam và các nơi khác, ông xin sang Pháp vào cuối năm 1098 để khỏi chứng kiến những cảnh đau lòng.

Năm năm sau, một loạt vụ bạo động xảy ra: xử tử Tuần phủ Thái Bình Nguyễn Duy Hàn (12-4-1913) ném tạc đạn vào khách sạn Hà Nội giết 2 thiếu tá Chapuis và Montgrand, làm bị thương 6 quân nhân Pháp (26-4-1913), 2 người anh của ông bị bắt, Phan Tuấn Phong bị kết án tù lưu đầy biệt xứ sang Tần thế giới (Nouvelle Calédonic) giữa Thái Bình Dương. Phan Trọng Kiên bị kết án 10 năm tù đầy ra Côn Ðảo.

Ông Phan Văn Trường sang Mareseille 2 hôm sau lên Paris, rồi làm giảng viên ôn tập (Répétiteur) tiếng Việt trường ngôn ngữ phương Ðông. Ðồng thời tranh thủ thời gian ông học thêm, học luật và học văn chương. Ông say mê học tập nên chỉ vài năm ông thi đỗ cả cử nhân luật và cả cử nhân văn khoa. Từ năm 1910 ông thuê ở nhà số 6 Villa des gobelins với giá 750 frc mỗi năm. Ðể có quyền hạn ong đã nhập quốc tịch Pháp ngày 18-3-1911(a). Năm 1912 ông ghi tên vào đoàn luật sư Paris và hành nghề tại Tòa thượng thẩm Paris được chủ nhiệm đoàn là Henri Robert kính trọng tài năng và hậu đãi.

Cũng năm 1912, Phan Văn Trường và Phan Chu Trinh gặp nhau tại Paris, Phan Văn Trường mời Phan Chu Trinh về ở chung ngôi nhà ông thuê tại số 6 Villa des gobelins quận 13 Paris. Cũng tại ngôi nhà này hai ông đã tổ chức "Hội đồng bào thân ái" để tập hợp những người Việt Nam học tập sinh sống tại Pháp. Ðây là hội Việt Kiều đầu tiên ở Hải ngoại, lúc này ở Pháp số Việt kiều chỉ độ vài chục người gồm sinh viên, học sinh, lái xe, bồi bếp, vú em... sinh hoạt cũng tùy tiện, không có chương trình điều lệ gì cả, nhưng về sau, lúc những vụ bạo động xảy ra ở Ðông Dương năm 1913 nói trên lại qua sự khám nhà của Phan Tuấn Phong Hà Nội thấy có thư của Phan Văn Trường, lại qua việc Trương Duy Toản cầm thư của Cường Ðể từ Luân Ðôn sang giao cho Phan Chu Trinh (b), Phan Chu Trinh nghi là quỷ kế của Pháp bèn dẫn Trương Duy Toản lên cho bộ thuộc địa Pháp, thì thực dân Pháp nghi vấn "Hội đàng bào thân ái" có hoạt động chính trị và tổ chức theo dõi hai ông Phan, nghi có liên hệ với Việt Nam quang phục hội.

Ngày 3-8-1914, chiến tranh Pháp Ðức bùng nổ. Trước đó 3 ngày lệnh tổng động viên được ban hành. Là người có quốc tịch Pháp, Phan Văn Trường phải vào lính, phiên chế vào đội bộ binh số 102 đóng ở trại lính Marecau (Charles) cách Paris 100 km về phía Tây nam.

Lợi dụng tình trạng chiến tranh, chính phủ Pháp buộc tội Phan Văn Trường và Phan Chu Trinh có âm mưu chính trị chống lại nước Pháp. Hôm 12-9-1914, Phan Văn Trường đương cùng anh em đồng ngũ tập giữa sân thì 2 người sen đầm đi xe hơi tới trình với chỉ huy rồi bắt ông giải về Paris đưa về tòa án binh xét xử. (Phan Chu Trinh bị bắt sau đó 2 hôm: 14-9-1914 và giam ông ở nhà ngục La Janté) Phan Văn Trường giam ở nhà lao quân đội Cherche midi; Phan Văn Trường đã kiên quyết phản đối việc bắt giam vô lí đó, bác bỏ mọi lời buộc tội của chính phủ Pháp gọi là "âm mưu chính trị chống nước Pháp", trong khi đó hội Nhân quyền cùng một số chính khách tiến bộ trong Ðảng xã hội tích cực vận động, nên đến tháng 7-1915 chính phủ Pháp trả tự do cho ông và cả Phan Chu Trinh.

"Hội đồng bào thân ái" từ khi 2 ông bị bắt thì phải ngừng hoạt động. Sau khi ra tù Phan Văn Trường tiếp tục ở trong quân ngũ, làm công việc phiên dịch ở một binh công xưởng Toulouse, cho đến khi chiến tranh chấm dứt.

Cuộc chiến tranh càng quyết liệt, đến 1916-1917, số người Ðông Dương do Pháp chuyển sang càng đông gồm binh lính, lính thợ, thông ngôn, y sĩ v.v... ước tính cả trước sau đến khoảng 10 vạn người. Tình hình đòi hỏi phải có tổ chức chính trị để lãnh đạo tư tưởng những người này. Tin tức từ trong nước: Cuộc khởi nghĩa Duy Tân, cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên, các hoạt động của Việt Nam Quang phục hội v.v... truyền sang càng làm cho hai nhà chí sĩ họ Phan phải lo lắng vận mệnh đất nước theo dõi mình. Lúc này Phan Chu Trinh đương làm nghề ảnh ở Pons phía tây nam nước Pháp cũng không xa Toulouse lắm, nơi Phan Văn Trường đương làm phiên dịch ở binh công xưởng, chắc hai ông có thể báo tin cho nhau và tìm cách đưa một người khác về thay thế mình lãnh đạo phong trào, Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp ở Luân Ðôn, với dự định lập hội "Người An nam yêu nước". Khoảng đầu năm 1917 Nguyễn Tất Thành về pháp đảm nhận phụ trách tổ chưc này.

Năm 1918 Ðức Bại trận Phan Văn Trường trở về lại số 6 Villa des gobelins ở Paris, tiếp tục học thêm và chuẩn bị luận án tiến sĩ Luật khoa, vẫn làm trạng sư ở tòa Thượng thẩm Paris nhưng ông không mở văn phòng ở phố, nên ít nhận được các thân chủ đến thuê, đời sống nhằm vào các phạm nhân tranh cãi ở tòa, nên thu nhập thấp có lúc phải nhờ Khánh Ký, chủ hiệu buôn máy ảnh giúp đỡ, giúp cho cả Phan Chu Trinh và Nguyễn Tất Thành. Cuối năm 1918 Nguyễn Tất Thành cũng về ở chung với Phan Văn Trường tại số 6 Villa des gobelins, cho đếne 14/7/1921 mới chuyển sang ở số 9 ngõ Compoint (quận 17 Paris). Phan Chu Trinh làm nghề ảnh đã giúp đỡ Nguyễn Tất Thành nghề này, cũng về Paris sau chiến tranh. Phan Văn Trường đã giúp đỡ Nguyễn Tất Thành về tiếng Pháp, lại được nhờ sự giúp đỡ của một số nhà báo tiến bộ về tiếng Pháp nên dần dần Nguyễn Tất Thành biên tập viên của báo tiếng Pháp.

Cách mạng tháng 10 thành công ở nga 1917 với các nội dung của Ðệ tam quốc tế mà Lênin nêu ra lan rộng ra nhiều nước trong đó có nước Pháp, Phan Văn Trường và Nguyễn Tất Thành gia nhập Ðảng xã hội Pháp đầu năm 1919.

Tháng 6/1919, hội nghị hoà bình họp ở Versaille gồm 26 nước cả nước thắng trận và cả nước bại trận. Một số nước bị áp bức cũng đến tham dự: ấn Ðộ, Triều Tiên, Ai Cập, ái Nhĩ Lan và Ðông Dương do Nguyễn ái Quốc làm đại diện. Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường , Nguyễn Tất Thành bàn nhau viết một bản yêu sách gồm 8 điểm do Nguyễn Tất Thành đề xuất, có 3 người đồng ý và Phan Văn Trường viết bằng tiếng Pháp, như đòi đại xá tù chính trị, đòi quyền bình đẳng giữa người Pháp và người Ðông Dương, đòi tự do báo chí, tự do hội họp, tự do đi lại, mở rộng các trường dạy nghề và kỹ thuật ở các tỉnh, bỏ chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật lệ, đặt đại diện người bản xứ thường trực bên cạnh nghị viện Pháp. Bản yêu sách 8 điểm được viết bằng 3 thứ tiếng Pháp, Hán, Việt ở dưới ký Nguyễn ái Quốc, gửi cho đại biểu hội nghị các nước ở Versaille, gửi cho nghị viện Pháp, nhiều nơi, đã in đăng trên báo "Nhân đạo" và "Dân chúng" ngày thứ 4-18/6/1919 ở Paris, đồng thời cùng in thành truyền đơn, bản tiếng Việt dịch thành thơ trên 6 dưới 8, phát cho những người Việt ở Pháp, binh lính, thợ thuyền và gửi về cả Ðông Dương. Tên Nguyễn ái Quốc bắt đầu xuất hiện, làm cho chính phủ Pháp phải phái chân tay mật thám tìm tòi.

Với luận án "Lược khảo về bộ luật Gia Long" Phan Văn Trường đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ luật khoa. Sau đó ông soạn tiếp cuốn luật hình qua Pháp chế cổ Trung Hoa dày 194 trang là 2 tài liệu mà luật sư Marius Mouter đã phải đánh giá là một luận án đặc sắc về luật bản xứ (Une Thé Renar quable sur les Codes Indignes) hai tài liệu trên được in và xuất bản tại Paris năm 1922.

"Hội những người Việt Nam yêu nước" hoạt động mạnh trong những người Việt Nam, chính phủ Pháp phải tổ chức một cơ quan tình báo đặc trách theo dõi mọi hành động người An Nam tại Pháp và các mối quan hệ của họ đối với người trong nước giao cho tên Arnoux, giám đốc sở mật tham toàn quyền Ðông Dương phụ trách, bọn tình báo đặt mật thám theo dõi sát 3 nhà cách mạng: Phan Văn Trường, Nguyễn Tất Thành, mà chúng phát hiện chính là Nguyễn ái Quốc và Phan Chu Trinh. Các trùm mật thám đều coi Phan Văn Trường là một trong những tên phiến loạn, nguy hiểm nhất, theo dõi sát ngôi nhà 6 Villa dé gobelins.

Sau đại chiến, Pháp thắng Ðức, Pháp muốn nhập vùng Ruya (Rhur) đất cảu Ðức giáp phía Ðông bắc biên giới Pháp, nên đưa binh lính sang đóng vùng này rất đông trong đó có cả binh lính người Việt. Cuối năm 1919 Phan Văn Trường sang vùng này làm trạng sư trước Hội đồng quản sự tại Mayênc theo lời của Marius Moutet, nhưng theo báo cáo của Jean, mật thám Pháp ngày 6/2/1920 là để giúp vài người bên ấy về vấn đề thương mại, bọn thực dân nhiều lần báo động sự có mặt của Phan Văn Trường ở vùng Ruya này,. Người Ðức lại tổ chức một hội có mục tiêu khuấy động các thuộc địa Pháp. Trong binh lính Việt ở nhiều nơi có tình hình hưởng ứng 8 điều yêu sách. Chúng theo dõi sát mọi bước di chuyển của Phan Văn Trường và báo cáo về Sở tình báo Pháp ví dụ: "Phan Văn Trường và Khánh Ký đang ở Mayyence" (Báo cáo của Guesde cuối tháng 11/1919)

- "Ông Trường đang ở bên Ðức" (Báo cáo của Jean từ 17 đến 24/12/1919) - "Ông Trường đã trở về Paris ngày 24/3/1920" (báo cáo của Jean cuối tháng 3/1920). "người ta vừa báo tin là Phan Văn Trường đã từ Mayence trở về Paris mấy ngày nay. Tôi đã báo tin cho sở an ninh để theo dõi ông ta trong những ngày ở thủ đô" (báo cáo của Guesde ngày 6/7/1921) - Phan Văn Trường đã dời Paris ngày 26/7 để đi Mayence" báo cáo Guesde 19/9/1920) v.v... Phan Văn Trường biết những sự theo dõi của mật thám đối với mình nên đã hai lần viết thư cho bộ Thuộc địa để phản đối hành động này (24/8/1923 và 13/10/1923) lại một lần nữa viết một bức thư ngỏ ngày 10/9/1923 đăng trên báo Le Paria số kép 18-19 tháng 9 và 10 năm 1923.

Sau cuộc đại hội ở Tours tháng 12/1920 Ðảng xã hội Pháp phân hóa thành 2 phái, phái Ðệ nhị quốc tế giữ tên Ðảng xã hội, phái Ðệ Tam quốc tế với tên Ðảng cộng sản Pháp thành lập mà Nguyễn ái Quốc dự cũng là sáng lập viên. Phan Văn Trường cũng đứng trên lập trường Ðảng cộng sản Pháp và ủng hộ Nguyễn ái Quốc đã chuẩn bị nội dung lập hội "Liên hiệp thuộc địa", ông Phan Văn Trường từ Mayince về đầu tháng 7/1921 đã nhiệt tình giúp đỡ tổ chức này và đã hoạt động mạnh trong năm 1921. Ngày 19/2/1922 Nguyễn ái Quốc và Phan Văn Trường đã đến dự cuộc họp của hội "Liên hiệp thuộc địa" ở đường Arago số nhà 28 theo giấy mời 16/2/1922 của thư ký hội tên là Monnerville, cuộc họp này quyết định sáng lập tờ báo "Leparia" (báo người cùng khổ)(a) tờ Leparia ra số đầu ngày 1/9/1922(b) Phan Văn Trường đã viết nhiều bài báo trên tờ Le Paria, lên án chế độ thuộc địa, vạch trần chủ nghĩa đế quốc với các thuộc địa á Phi. Ngày 26/7/1922 Phan Văn Trường đi Mayence, lập nhóm chim khuyên đỏ: Le Rougegorge(c).

Bọn mật thám vẫn theo dõi sát Phan Văn Trường và Nguyễn ái Quốc đến gặp Phan Văn Trường từ 16-17 giờ bên diếu Chính phủ Poincaré không cho chiếm vùng Ruya. Ngày 11/1/1923 Nguyễn ăn cơm cùng với Nguyễn Thế truyền và Phan Văn Trường. Ngày 12/1/1923 nhận tờ Lalibertaire và tờ La Vague v.v... Ngày 4/4/1923 Phan Văn Trường Nguyễn ái Quốc, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn ái Quốc họp tại sở "Liên hiệp thuộc địa" số 3 đường Marché des Patriarches để giải quyết tình hình tài chính do tờ Le Paria do thiếu tiền nhà tin nên báo đầu tháng 4 phải ra chậm.

Giữa tháng 5/1923, Nguyễn ái Quốc vẫn đi lại hội họp và làm việc với nhóm "Liên hiệp thuộc địa" và củng cố tờ :eparia Nguyễn có nói là sẽ đi nghỉ mát ở cao nguyên Savoie giáp Thụy Sĩ rồi ít hôm trở về, sẽ đi vào 15/6/1923 nhưng không ngờ Nguyễn đã đi trước đó hai ngày, đi 13/6/1923 làm cho bọn mật thám bất ngờ. Nguyễn đã bí mật đi tàu hỏa vượt biên giớiPháp Ðức. Lúc đầu mọi người không biết, đoán là Nguyễn sẽ trở lại Paris, kể cả bọn thực dân.

Phan Văn Trường cũng dự định về nước, ý định này ông nói lên từ khoảng cuối năm 1922, trong lúc ấy một tin tức làm cho nhà cầm quyền Pháp giật mình. Nguyễn ái Quốc đã sang Mạc Tư Khoa (Nga) và dự đại hội nông dân quốc tế từ ngày 10 đến 15 tháng 10 năm 1923. Phan Văn Trường dự định đi 2/12/1923 nhưng đã ở trễ lại, chúng đoán là chờ Nguyễn ái Quốc trở lại Paris, nhưng kế đó ông vẫn đi Marscille vào cuối năm 1923, xuống tàu HaKoAKi của Nhật Bản để về Sài Gòn.

Phan Văn Trường về Ðông Dương, làm cho bọn cầm quyền Pháp tin là sẽ tổ chức liên lạc giữa những tên phiến loạn An nam tại Pháp và người Ðông Dương không theo Pháp, chúng báo toàn quyền Ðông Dương biết để đề phòng (66 NAQT.258).

Về quan điểm chính trị của 3 nhà cách mạng ở Pháp sau 1920 tức là Ðảng cộng sản Pháp thành lập thì có những điểm không giống nhau. Nguyễn ái Quốc trở thành người cộng sản, hai ông Phan là theo chủ nghĩa dân tộc nhưng khác nhau. Phan Chu Trinh vẫn theo quốc gia cải lương theo hướng dân chủ tư sản - Phan Văn Trường theo chủ nghĩa dân tộc có xu hướng Mác xít.

Ðầu năm 1924 Phan Văn Trường về nước, những tháng đầu về thăm bạn bè trong nam ngoài bắc, thăm gia đình bà con ở Ðông Ngạc, đồng tời cũng để tìm hiểu tình hình đất nước diễn biến ra sao dưới ách thống trị của thực dân. Những hoạt động của Việt Nam Quang phục hội của Phan Bội Châu chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Tâm tâm xã thành lập 1923 còn non yếu, Ðảng lập hiến thành lập 1923 cũng chỉ phục vụ tư sản địa chủ với nội dung ca ngợi Pháp - Việt đề huề, nhưng đến nửa cuối năm 1924 ngày 19/6/1924 quả bom Phạm Hồng Thái nổ tại Sa Diện chiêu đãi toàn quyền Merlin đã làm cho chấn động lòng yêu nước của người Việt Nam: ngày 9/8/1924 tờ Le Courier de Hải Phòng đăng bản dịch của "Lời kêu gọi của Quốc tế cộng sản từ Matxcơva gửi nhân dân lao động Việt Nam đề ngày 27/1/1924" do Nguyễn ái Quốc viết bằng tiếng Việt in thành truyền đơn gửi về Việt Nam. Ngày 11/11/1924 Nguyễn ái Quốc về Quảng Châu, Trung Quốc, với tên mới Lý Thụy. Tên Nguyễn ái Quốc biến khởi Paris mùa hè năm trước nay lại xuất hiện.

Phan Văn Trường quyết định trở vào Sài Gòn hoạt động, dùng báo chí làm vũ khí đấu tranh, chọn Sài Gòn vì đây là đất thuộc địa, đường ăn nói có phần nới hơn, nhất là viết báo bằng tiếng Pháp dựa vào qui định đạo luật ngày 19/7/1881 của Quốc hội Pháp và được áp dụng cho Nam Kì kể từ 22/9/1881.

ở Sài Gòn tờ "La Clochefélée" (tiếng chuông rè) của Nguyễn An Ninh, một nhà yêu nước xuất bản số 1 ngày 10/12/1923 bằng tiếng Pháp có nội dung tiến bộ, tuyên truyền tư tưởng yêu nước báo ra được 19 số đến ngày 19/7/1924 thì báo thiếu tiền phải ngừng xuất bản. Mãi đến tháng 6/1925 Phan Văn Trường gặp lại Nguyễn An Ninh ở Sài Gòn bàn nhau tiếp tục xuất bản tờ La Cloche félee" do Phan Văn Trường làm chủ nhiệm. Báo tiếp tục xuất bản số 20 ngày 26/11/1925 đúng vào lúc cụ Phan Bội Châu bị Pháp bắt về giam tại Hỏa Lò, Hà Nội, bị kết án khổ sai chung thân rồi Pháp đưa toàn quyền Varenne, một Ðảng viên Xã hội sang.

Từ số 23 ngày 7/12/1925, ông phê phán bài diễn văn đầu tiên của Varenne là những thành kiến, những sự ngụy biện xuyên tạc. Số 27 ra ngày 21/12/1925 có bài "Màn hài kịch của xứ thuộc địa, một thứ hiến pháp kì quặc. Số 32 ngày 7/1/1926 có bài: Lập luận sai lầm và sự xuyên tạc về tình trạng an cư lập nghiệp hiện tại.

Từ số 53 ra ngày 29/3/1926 đến số 60 ra ngày 26/4/1926, tờ báo này đăng bản "Tuyên ngôn của Ðảng cộng sản" của Các Mác và ?ngghen. Ðây là tờ báo đầu tiên ở một sứ thuộc địa in bản Tuyên ngôn Ðảng cộng sản tại Việt Nam.

Báo in tài liệu đó thành tờ rời như phụ chương làm nhiều kỳ (68 BCVN-T.144-146). Ngoài các luận văn chính trị, La Cloche félée còn đăng trong nước và quốc tế- để thu hút bạn đọc báo đăng Tiểu thuyết làm nhiều kỳ: "Một cuộc âm mưu khuynh đảo chính quyền do người Việt chủ trương ở Paris - sự thật về vấn đề Ðông Dương ". Sự thật đây là tiểu thuyết hóa các hoạt động chính trị có thật của những người yêu nước Việt Nam ở Pháp nhằm tuyên truyền tư tưởng yêu nước chống Ðế quốc.

Cloche félée còn đăng nhiều bài của nhiều tác giả tiến bộ, nhằm vạch trần những thủ đoạn đàn áp bóc lột của Pháp, của Varenne về chính sách thuộc địa... Do đó ngày 3-5-1926 Phan Văn Trường lại xuất bản một tờ với tên mới "L'Annam" do Phan Văn Trường chủ bút, thực ra đó là cái tên mới của tờ La cloche félée nên tờ L'Annam câu: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" bằng chữ Hán (Dân vi quý, rồi đến xã tắc, Vua là Khinh). Báo L'Annam vạch trần bộ mặt thật của toàn quyền Varenne, một Ðảng viên xã hội sang làm toàn quyền để mị dân, chiến sĩ xã hội Varenne và những tên thực dân lộng hành ở Ðông Dương không có gì khác nhau về đường lối cả.

Ðối với Phan Bội Châu, tờ La Cloche félée và sau đó là tờ L'Annam dành cho Phan Bội Châu một sự tôn kính sâu sắc, gọi Phan Bội Châu là bậc anh hùng, là nhà yêu nước vĩ đại, là nhà cách mạng nổi tiếng, ca ngợi Phan Bội Châu là hiện thân của tâm hồn dân tộc Việt Nam trong suốt 20 năm qua, đã từ bỏ tài sản của cải của mình để hiến trọn đời mình cho quyền lợi của đồng bào (La Cloche félée số 30 ngày 31/12/1925 - số 27 ngày 25/1/1925). Lúc Phan Bội Châu bị giam lỏng ở Huế, Phan Văn Trường đã vận động quyên góp trong cả nước để xây dựng một ngôi nhà riêng cho Phan Bội Châu - Tờ La Cloche félée số 37 ngày 25/1/1926, Phan Văn Trường kêu gọi đồng bào Nam Kỳ cùng nhau góp tiền để đảm bảo đời sống cho nhà cách mạng danh tiếng không phải lo lắng về vật chất trong tuổi già. Phan Văn Trường xem đó là việc trả "một món nợ thiêng liêng đối với nhà yêu nước" - Với tư cách là chủ nhiệm tờ báo Phan Văn Trường trực tiếp đứng ra nhận tiền đóng góp của nhân dân. Theo Vương Ðình Quang thì số tiền ủng hộ trên 2000 đ bạc Ðông Dương, dùng tiền ấy mua vườn dựng nhà cho Phan Bội Châu trên dốc bến Ngự Huế.

Phan Văn Trường dự định mời cụ Phan Bội Châu vào Nam Kỳ vài tuần lễ để được tiếp xúc với bậc anh hùng kính yêu (La Cloche félée số 37 ngày 25/1/1926) nhưng không thực hiện được vì Pháp không cho phép Phan Bội Châu tự do ra Bắc vào Nam - năm 1927 Phan Văn Trường ra Huế đến thăm Phan Bội Châu - Ðây là lần gặp gỡ đầu tiên giữa hai người. Cùng thời gian nửa cuối 1925 Phan Văn Trường đã đăng trên báo L'Annam nhiều bài viết của "Ðặc phái viên" từ Quảng Châu gửi về, mà các nhà nghiên cứu phỏng đoán rất có thể là của Nguyễn ái Quốc gửi về.

Kết hợp với vụ phản biến nổ ra ở Trung Quốc tháng 4/1927, Tưởng Giới Thạch đã khủng bố và tàn sát hàng loạt người cách mạng ở Thượng Hải và Quảng Châu. Cơ quan của tổng bộ "Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội" ở Quảng Châu bị khám xét và bao vây nhiều cán bộ cao cấp như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn... bị bắt, Nguyễn ái Quốc phải rời Trung Quốc. Thực dân Pháp muốn nhân cơ hội này tiêu diệt các ổ cách mạng, vụ lục soát nhà riêng của Phan Văn Trường và tòa soạn báo L'Annam vào các ngày 21, 22 tháng 7 năm 1927 xảy ra trong bối cảnh đó.

Trưa ngày 21/7/1927 mật thám Pháp ập vào nhà riêng của Phan Văn Trường để lục soát. Ðến hôm sau 2h30' chiều lại đến lục soát tòa soạn tờ L'Annam, một số giấy tờ sổ sách bị tịch thu, Phan Văn Trường bị bắt, sau đó tờ báo bị đình bản.

Ngày 27/3/1928 Phan Văn Trường bị đưa ra xử tại "Tòa án đỏ Sài Gòn" với án hai năm tù giam về tội: "Xui kích làm phản, kêu dân Việt Nam nổi loạn để đuổi người Pháp ra khỏi xứ".

Phan Văn Trường không chấp nhận và chống án sang Pháp. Ông sang Pháp chờ mãi một năm rưỡi, Toà Thượng Thẩm Paris mới xử y án.

Từ nước ngoài Nguyễn ái Quốc theo dõi sát sự việc này đăng bài tiếng Pháp nhan đề "Ðông Dương khổ nhục". Nguyễn ái Quốc thông báo với dư luận quốc tế: "Ông Phan Văn Trường, một nhà báo Việt Nam đã bị hai năm tù vì ông đã có tội đăng lại một bài của báo Nhân đạo bàn về sự đoàn kết huynh đệ với cách mạng Trung Hoa".

Tám giờ tối ngày 18/8/1929 cảnh sát đến bắt Phan Văn Trường tại căn nhà số 1 Blainville quận 5 Paris - Ông bị tống giam ở xà lim số 13 khu số 8 của nhà lao La Santé nơi 15 năm trước Phan Chu Trinh đã từng ngồi tù 1 năm. Những ngày đầu ông bị giam với tù thường phạm, nhưng ông đã phản đối. Từ ngày 31/8/1929 ông được chuyển sang khu tù chính trị.

Mãn hạn tù, ông về nước, sau hai năm ở nước ta xảy ra nhiều chuyển biến cách mạng: Tháng 2-1930 nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái, phong trào đấu tranh của Ðảng cộng sản lãnh đạo nổ ra khắp nước, Xô Viết Nghệ Tĩnh - Về Sài Gòn, ông gặp lại Nguyễn An Ninh định xuất bản tổ báo tiếng Pháp kế tục sự nghiệp La Cloche félée và L'Annam.

Ông ra Hà Nội 1933 thăm bà con họ hàng và xem tình hình chính trị miền Bắc, nhưng chẳng may ở Hà Nội ông bị bệnh phải ở lại một thời gian điều trị. Khi bệnh thuyên giảm, ông lại khẩn trương vào Nam, nhưng đi đến Ðà Nẵng bệnh lại tái phát, ông lại phải trở ra Hà Nội tiếp tục chữa trị ở tại nhà anh ruột là Phan Cao Luỹ ở số 25 đường Gambetta (nay là đường Trần Hưng Ðạo) Ông Phan Cao Luỹ đã mất từ 1915, chắc là ở với thân nhân anh em và các cháu tại ngôi nhà này - nhưng bệnh không cứu chữa được, ông qua đời ngày 22/4/1933 tại nhà này - Hai ngày sau thân nhân gia đình đưa về chôn tại làng Ðông Ngạc, nay còn lăng mộ ông ở đó. Ông có một người vợ Pháp ở Toulouse và năm 1921 sinh một con trai là Robert Phan. Lúc về nước vợ và con ông vẫn ở bên Pháp.

Phan Bội Châu vẫn theo dõi những hoạt động của luật sư Phan Văn Trường. Cụ Phan thích nhất là La Cloche félé e và L'Annam, cụ bảo trong nước ta chỉ có tờ báo này công nhiên chống chế độ thực dân Pháp, đả kích mạnh chống những chủ trương chính sách vô nhân đạo của bọn thông trị. Cụ lo lắng khi Phan Văn Trường ang Paris ngồi tù, tiếp đó nhiều chí sĩ lão thành làn lượt vĩnh viễn ra đi. Khi nghe Phan Văn Trường mất, cụ viết câu đối:

Tự tùng phân thủ lục tải dư, tương ức đán tương văn, vọng Balê, vọng Tây cống, chuyển vọng Ðông kinh, thiên hải thương mạng duy lão lụy.
Tổng cá thương tâm bách niên trung, đồng sinh nghi đồng tử, khốc Tây Hồ, khốc tập Xuyen, hữu khốc Phu Tử, giang sơn tịch mịch mãn bị phong.

Minh viên Huỳnh Thúc Kháng dịch:

Sáu năm cách mặt, nhớ nhau mà ít được gặp nhau, trông Balê, trông Tây Cống, rồi trông ra Ðông Kinh luôn, mấy giọt lụy già mênh mông trời biển.
Một kiếp thương tâm, sống vậy nên cùng nhau chết vậy, khóc Tây Hồ, khóc Tập Xuyên, nay lại khóc huynh ông nữa, một luồn gió thảm bát ngát non sông.(a)

(Báo Tiếng dân ngày 3/5/933).

Cụ Huỳnh Thúc Kháng cũng đăng báo tiếc thương nhà chí sĩ:

Trường chính trị gặp bước gian nan, một mảnh đan tâm vàng chịu lửa.

Cõi tinh thần tìm đường giải phóng, nghìn năm thanh sử miệng còn bia. (Tài liệu viết dựa theo quyển 82 Phan Văn Trường và 66 Nguyễn ái Quốc.

Trang trước