PHẦN THỨ HAI: MỘT SỐ DANH NHÂN HỌ PHAN TỪ TRIỀU TRẦN LÊ ĐẾN NGÀY NAY

 

Trang trước  |  Trang tiếp

CHƯƠNG VII
PHẦN TỔNG HỢP

Họ Phan, một thành viên của cộng đồng dân tộc Việt Nam, đã có một lịch sử lâu đời, cách nay khoảng 3000 năm, trong bộ phận Việt Thường Thị cùng Kinh Dương Vương từ Châu Kinh, Châu Dương dời về phía nam để tránh nạn xâm lấn của giặc Bắc. Kinh Dương Vương dời đô về Ngàn Hống (núi Hùng Lĩnh, Hà Tĩnh). Họ Phan cùng dời về ái Châu (Thanh Hoá) với sự hiện diện sớm nhất là ông Phan Ðô, sau đó là tướng Phan Tây Nhạc, trải qua biết bao nhiêu biến động của lịch sử, từ Việt Thường, Văn Lang cho đến ngày nay, con cháu dòng họ Phan đã cùng các tộc khác ra sức xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ giống nòi. Lịch sử họ Phan rất lớn, nên đây chỉ mới nêu một phần rất nhỏ trong số rất đông các chi phái đồng tộc ở khắp các miền đất nước. Sau đây xin ghi một số các danh nhân thủy tổ khai sơ, văn thần võ tướng, các liệt sĩ, chí sĩ, anh hùng, để mong phát huy được truyền thống tốt đẹp cho con cháu ra sức phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc.

(a) Theo tộc phả ghi thì ông sinh năm 1892 khác với báo Hà Nội mới ghi 1889.

(b) Theo bài "Một cuộc Cách mạng của toàn dân" đăng trong tạp chí Giáo dục số 66 1394 ngày 16-8-1996 tác giả Dương Trung Quốc cho biết: Năm 1911 Phan Kế Toại có gặp người thanh niên ở Pháp sau là Nguyễn ái Quốc.

(c) Hồi ký của Vũ Ðình Hoè tập I, tr 289.

(d) Hồi ký của Vũ Ðình Huỳnh: Bác Hồ từ Tân Trào về Hà Nội. Và bài "Một cuộc Cách mạng" nói trên của Dương Trung Quốc

BẢNG TỔNG HỢP LƯỢC NÊU MỘT SỐ VỊ DANH NHÂN:
TỔ TIÊN, ĐẠI KHOA, TRIỀU QUAN, VÕ TƯỚNG, ANH HÙNG, CHÍ SĨ LIỆT SĨ CỨU NƯỚC

Thành tích của con cháu họ Phan ta còn nhiều, trên đây chỉ mới nêu một phần rất khiêm tốn của một số nhân vật đã qua đời. Về sau con cháu sẽ nối dài thêm.

Hàng ngàn năm, xuất phát từ một nên nông nghiệp cấy lúa nước, chống chọi với nhiên nhiên khắc nghiệt, con người họ Phan đã hoà mình với mọi tầng lớp nhân dân , khai hoang phá rậm, mở rộng đất đai từ Bắc vào Nam, lao động cần cù, với bản chất thương yêu người nghèo khổ, trung hậu thật thà, căm ghét những thói gian tà, áp bức bóc lột, đã bao phen cùng toàn dân chống giặc ngoại xâm, chịu đựng gian khổ, kiên gan bền chí, uy vũ không khuất phục, phú quý không đổi lòng, biết bao kẻ trong dòng họ đã hy sinh trước kẻ thù xâm lược,xương trắng máu đào đã đổ xuống, thấm sâu vào mảnh đất quê hương, nhuộm thắm thêm lá cờ tổ quốc. Ðọc đến tổ tiên, các vị anh hùng liệt sĩ, chúng ta không khỏi xúc động, thắp một nén tâm hương, tưởng nhớ đến người đã khuất, tự thề với lương tâm làm sao cho xứng đáng với truyền thống ông cha.

Trải qua các triều đại, biết bao người trên mọi lĩnh vực: Văn học, võ công, đã đem sức mình cống hiến cho tổ quốc, bảo vệ dân tộc, bảo vệ giống nòi.

Tiếp tục thế kỷ gần đây, ngót một trăm năm, đất nước bị chìm đắm dưới ách thống trị của đế quốc thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo tài tình của chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng chủ nghãi Mác -Lênin gắn liền với truyền thống đánh giặc giữa nước của ông cha, xây dựng Ðảng, phát huy khối đại đoàn kết dân tộc, chúng ta đã đứng dậy đánh bại hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ, đập tan mọi thế lực lợi dụng hậu chiến, xâm lược biên giới, giải phóng hoàn toàn đất nước. Họ Phan cũng đóng góp sức mình đáng kể cùng toàn dân vào cuộc kháng chiến, biết bao con em dòng họ đã ngã xuống ở khắp mọi miền đất nước, số lượng khá lớn chưa thống kê được. Riêng có nơi như ở Ðịch Lễ, 16 liệt sĩ chiếm 50% số liệt sĩ cả xã, đặc biệt ở xã Vĩnh Lộc, một xã giữa TP Sài Gòn trong vòng kìm kẹp của địch, đã có 8 bà mẹ được công nhận danh hiệu anh hùng: có bà như Phan Thị Kiều có chồng và 4 người con đều là liệt sĩ, hy sinh, bà Phan Thị Mo, 5 con đều là liệt sĩ, bà Phan Thị Tô, Phan Thị Phát, Phan Thị Tư, mỗi bà có 3 con đều là liệt sĩ. Bà Phan Thị Phôi, Phan Thị Góp, Phan Thị Gặt mặc dầu chỉ có 1 hoặc 2 con nhưng cũng đều là liệt sĩ. Ngoài anh hùng Phan Ðình Giót lại có anh hùng hải quân Phan Vinh (đặt tên một hòn đảo Trường Sa), anh hùng không quân Phan Như Cẩn (Hà Tĩnh), nữ anh hùng Phan Thị Ràng ở Hòn Ðất, Kiên Giang... Biết bao nhiêu chiến sĩ vô danh đã nêu tấm gương sáng anh hùng cứu nước của con cháu dòng họ Phan. Trong lãnh đạo, một số chỉ huy họ Phan cũng đem hết sức mình phục vụ các chiến dịch nhiều vị cấp tướng, có người đã mất, có người còn sống: Phan Ðình Dinh Thượng tướng (đã mất) Phan Ðình Ðống) (Ðại tướng, Ðịch Lễ, Nam Ðịnh) Phan Hoàn (Trung tướng, Quảng Nam), Phan Trung Kiên, (Củ Chi, Thiếu tướng) Phan Văn Ðường (Quảng Ngãi, Thiếu tướng) Phan Hàm (Quảng Nam, Thiếu tướng), Phan Khắc Hy (Hà Tĩnh, Thiếu tướng), Phan Lê Tuyên (Nghệ An Thiếu tướng), Phan Khắc Hải, (Thiếu tướng, Quảng Bình)... Ngoài ra còn các vị cao cấp trong quân đội, trong chính quyền, trong các ngành, kể cả các vị trong lĩnh vực khoa học, văn học nghệ thuật cũng khá đông, ở đây chưa có điều kiện để ghi, con cháu sẽ tiếp tục nêu danh và thành tích.

Hiện nay đất nước đương đổi mới vươn lên, đưới ánh sáng của nghị quyết Ðại hội Ðảng lần thứ VIII (28-6-1996 -2-7-1996) toàn dân đương ra sức phấn đấu cùng Ban chấp hành Trung ương Ðảng trong đó cũng có con cháu họ Phan góp phần (Phan Văn Hòa, Phan Văn Khải, Phan Trung Kiên, Phan Diễn, Phan Trung Hưng), xây dựng một đất nước Việt Nam công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân giàu, nước mạnh, một xã hội công bằng văn minh, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới.

Lịch sử họ Phan còn dài, thành tích của chúng ta còn rộng mở, con cháu chúng ta phấn đấu vươn lên, góp phần cùng toàn dân để xây dựng đất nước, xứng đáng với truyền thống cao đẹp của tổ tiên từ bao đời nay để lại.

Viết xong tại Hà Nội ngày 26-4-1997
Người sưu tầm biên soạn
PHAN TƯƠNG
 
Con cháu đời thứ XX
kể từ ông Phan Vân hoặc đời thứ XIII
 kể từ ông Phan Cảnh Quang.

Trang trước  |  Trang tiếp